Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số Giải Toán lớp 6 trang 42, 43 sách Cánh diều Tập 1

Giải Toán lớp 6 trang 42, 43 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi mở đầu, Luyện tập vận dụng và các bài tập trong SGK bài 10 Số nguyên tố - Hợp số.

Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 42, 43 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 42, 43 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số

Câu hỏi Khởi động Toán 6 Bài 10 trang 41

Bác Vĩnh mua 17 cuốn sổ và 34 chiếc bút để làm quà tặng. Bác Vĩnh muốn chia đều 17 cuốn sổ thành các gói và cũng muốn chia đều 34 chiếc bút thành các gói.

Bác Vĩnh có bao nhiêu cách chia những cuốn sổ thành các gói? Có bao nhiêu cách chia những chiếc bút thành các gói?

Lời giải:

+) Để tìm số cách chia những cuốn sổ thành các gói đều nhau, ta tìm các ước của 17 bằng cách lần lượt thực hiện phép chia 17 cho các số tự nhiên từ 1 đến 17, các phép chia hết là:

17 : 1 = 17 và 17 : 17 = 1

Vậy có 2 cách chia những cuốn sách thành các gói đều nhau:

- Cách 1: Để 1 gói gồm 17 cuốn

- Cách 2: Chia làm 17 gói, mỗi gói 1 cuốn sổ.

+) Để tìm số cách chia những chiếc bút bi thành các gói đều nhau, ta tìm ước của 34 bằng cách thực hiện phép chia 34 cho các số tự nhiên từ 1 đến 34, các phép chia hết là:

34 : 1 = 34; 34 : 2 = 17; 34 : 17 = 2; 34 : 34 = 1

Vậy có 4 cách chia những chiếc bút thành các gói đều nhau:

Cách 1: Chia thành 1 gói 34 chiếc.

Cách 2: Chia thành 2 gói, mỗi gói 17 chiếc.

Cách 3: Chia thành 17 gói, mỗi gói 2 chiếc.

Cách 4: Chia thành 34 gói, mỗi gói 1 chiếc.

Giải câu hỏi Toán 6 phần Luyện tập vận dụng

Hoạt động 1

a) Tìm các ước của mỗi số sau: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 17, 34.

b) Trong các số trên, những số nào có hai ước, những số nào có nhiều hơn hai ước?

Giải:

a) Các ước của 2 là: 1; 2

Các ước của 3 là: 1; 3

Các ước của 4 là: 1; 2; 4

Các ước của 5 là: 1; 5

Các ước của 6 là: 1; 2; 3; 6

Các ước của 7 là: 1; 7

Các ước của 17 là: 1; 17

Các ước của 34 là: 1; 2; 17; 34.

b)

Các số 2, 3, 5, 7, 17 chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Các số đó được gọi là số nguyên tố.

Các số 4, 6, 34 có nhiều hơn hai ước. Các số đó được gọi là hợp số.

Câu 1

Cho các số 11, 29, 35, 38. Trong các số đó:

a) Số nào là số nguyên tố? Vì sao?

b) Số nào là hợp số? Vì sao?

Giải:

a) + Số 11 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 11.

+ Số 29 là số nguyên tổ vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 29.

b) + Ta có số 35 có chữ số tận cùng là 5 nên nó chia hết cho 5

Do đó số 35 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 35, nó còn có ít nhất một ước nữa là 5.

+ Ta có số 38 có chữ số tận cùng là 8 nên nó chia hết cho 2

Do đó số 38 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 38, nó còn có ít nhất một ước nữa là 2.

Câu 2

Tìm các ước nguyên tố của: 23, 24, 26, 27.

Giải:

Để tìm các ước nguyên tố của một số thì ta tìm các ước của số đó trước, rồi xét xem trong các ước đó, ước nào là số nguyên tố thì số đó được gọi là ước nguyên tố của số đã cho.

+ Để tìm các ước của số 23 ta lấy 23 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 23. Các phép chia hết là: 23 : 1 = 23; 23 : 23 = 1.

Do đó các ước của số 23 là: 1; 23, trong hai ước này ta thấy số 23 là số nguyên tố (vì nó lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và chính nó)

Vậy ước nguyên tố của số 23 là 23.

(Cách giải khác: Vì 23 là số nguyên tố nên ước nguyên tố của 23 là 23.)

+ Để tìm các ước của số 24 ta lấy 24 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 24. Các phép chia hết là:

24 : 1 = 24; 24 : 2 = 12; 24 : 3 = 8; 24 : 4 = 6; 24: 6 = 4; 24 : 8 = 3; 24 : 12 = 2; 24 : 24 = 1

Do đó các ước của số 24 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24, trong đó chỉ có 2 và 3 là số nguyên tố (vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó)

Vậy các ước nguyên tố của số 24 là: 2 và 3.

+ Để tìm các ước của số 26 ta lấy 26 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 26. Các phép chia hết là:

26 : 1 = 26; 26 : 2 = 13; 26 : 13 = 2; 26 : 26 = 1

Do đó các ước của số 26 là: 1; 2; 13; 26, trong đó chỉ có số 2 và 13 là số nguyên tố (vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó)

Vậy các ước nguyên tố của 26 là: 2 và 13

+ Để tìm các ước của số 27 ta lấy 27 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 27. Các phép chia hết là:

27 : 1 = 27; 27 : 3 = 9; 27 : 9 = 3; 27 : 27 = 1

Do đó các ước của số 27 là: 1; 3; 9; 27, trong đó chỉ có số 3 là số nguyên tố (vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó)

Vậy ước nguyên tố của 27 là: 3.

Câu 3

Viết hai số chỉ có ước nguyên tố là 3.

Giải:

Theo bài Luyện tập 2 (Trang 42/SGK), số chỉ có ước nguyên tố là 3 là 27

Ta cũng có thể tìm được các số khác thỏa mãn yêu cầu bài toán, ví dụ như các số: 3; 9; 81; 243;…

Nhận xét: Các số tự nhiên có dạng 3n với n là số tự nhiên khác 0 đều là các số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Giải Toán 6 trang 42, 43 phần bài tập

Bài 1

Cho các số 36, 37, 69, 75. Trong các số đó

a) Số nào là nguyên tố? Vì sao?

b) Số nào là hợp số? Vì sao?

Phương pháp giải 

- Để tìm các ước của số tự nhiên n lớn hơn 1 ta có thể lần lượt chia n cho các số tự nhiên từ 1 đến n. Khi đó các phép chia hết cho ta số chia là ước của n.

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Gợi ý đáp án:

a. Số 37 là số nguyên tố. Bởi vì có 2 ước số là 1 và chính nó.

b. Số 36, 69, 75 là hợp số. Bởi vì có nhiều hơn 2 ước số

Bài 2

Hãy chỉ ra một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50

Phương pháp giải 

- Để tìm các ước của số tự nhiên n lớn hơn 1 ta có thể lần lượt chia n cho các số tự nhiên từ 1 đến n. Khi đó các phép chia hết cho ta số chia là ước của n.

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Gợi ý đáp án:

Một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 là: 41

Bài 3

Mỗi phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao?

a) Mỗi số tự nhiên không là số nguyên tố thì sẽ là hợp số

b) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ

c) 3 là ước nguyên tố của 6 nên 3 cũng là ước nguyên tố của 18

d) Mọi số tự nhiên đều có ước số nguyên tố

Phương pháp giải 

- Để tìm các ước của số tự nhiên n lớn hơn 1 ta có thể lần lượt chia n cho các số tự nhiên từ 1 đến n. Khi đó các phép chia hết cho ta số chia là ước của n.

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Gợi ý đáp án:

  1. S ai => Bởi vì số 1 và 0 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.
  2. Sai => Bởi vì có 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất
  3. Đúng
  4. Đúng

Bài 4

Tìm các ước số nguyên tố của: 36, 49, 70

Gợi ý đáp án:

  • Các ước số nguyên tố của 36 là: 1, 2, 3
  • Các ước số nguyên tố của 49 là: 1, 7
  • Các ước số nguyên tố của 70 là: 1, 2, 5, 7

Bài 5

Hãy viết 3 số:

a) Chỉ có ước nguyên tố là 2

b) Chỉ có ước nguyên tố là 5

Gợi ý đáp án:

a) 3 số chỉ có ước nguyên tố là 2: 2, 8, 4

b) 3 số chỉ có ước nguyên tố là 5: 5, 25, 125

Bài 6

Bạn An nói với bạn Bình: “Đầu tiên tôi có 11 là số nguyên tố. Cộng 2 vào 11 tôi được 13 là số nguyên tố. Cộng 4 vào 13 tôi được 17 cũng là số nguyên tố. Tiếp theo cộng 6 vào 17 tôi được 23 cũng là số nguyên tố. Cứ thực hiện như thế, mọi số nhận được đều là số nguyên tố”. Hỏi cách tìm số nguyên tố bạn An có đúng không?

Gợi ý đáp án:

Cách tìm số nguyên tố bạn An có đúng. Vì mỗi lần cộng như ta đều nhận được là số nguyên tố.

Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi
212
  • Lượt tải: 99
  • Lượt xem: 58.206
  • Dung lượng: 114,5 KB
Liên kết tải về
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thanh Lê
    Thanh Lê

    😀hay

    Thích Phản hồi 09:41 16/10
    • Nguyenn Vyy
      Nguyenn Vyy

      khảm ơn nha😆

      Thích Phản hồi 22:15 20/10
      • Hảo Nguyễn
        Hảo Nguyễn

        rát hay👌

        Thích Phản hồi 18:36 20/10