Toán 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên Giải Toán lớp 6 trang 74, 75 sách Cánh diều Tập 1

Giải Toán lớp 6 trang 74 tập 1 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần Hoạt động, Luyện tập vận dụng và 10 bài tập cuối bài Phép cộng các số nguyên được nhanh chóng thuận tiện hơn.

Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 74, 75 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Toán 6. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Toán 6 trang 74, 75 Cánh diều tập 1 mời các bạn cùng theo dõi.

Toán 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên

Phần Khởi động

Thống kê lợi nhuận hai tuần của một cửa hàng bán hoa quả như sau:

Tuần

I

II

Lợi nhuận (triệu đồng

– 2

6

Sau hai tuần kinh doanh, cửa hàng lãi hay lỗ và với số tiền bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

Để biết được cửa hàng kinh doanh lãi hay lỗ sau 2 tuần, ta tính tổng lợi nhuận của tuần I và tuần II.

Ta thấy tuần I cửa hàng có lợi nhuận là – 2 triệu đồng, nghĩa là tuần I cửa hàng kinh doanh lỗ 2 triệu. Tuần II cửa hàng có lợi nhuận là 6 triệu đồng, vậy là cửa hàng kinh doanh lãi 6 triệu đồng.

Khi đó ta lấy số tiền lời trừ đi số tiền lỗ ta được lợi nhuận của cả hai tuần là:

6 – 2 = 4 (triệu đồng)

Như vậy, sau hai tuần kinh doanh, cửa hàng lãi với số tiền là 4 triệu đồng.

Từ đó, ta biết được 4 chính là tổng của (– 2) và 6.

Do đó, qua bài học này, chúng ta sẽ biết được cách thực hiện phép cộng hai số nguyên.

Phần Hoạt động

Hoạt động 1 trang 70 Toán 6 tập 1

Gợi ý đáp án

a) Tổng số tiền nợ ngân hàng của gia đình bạn Vinh là:

3 + 5 = 8 (triệu đồng)

b) Biểu thị "nợ 3" bởi số – 3, "nợ 5" bởi số – 5

Phép tính biểu thị tổng số tiền nợ ngân hàng của gia đình bạn Vinh là: (– 3) + (– 5)

Hoạt động 2 trang 71 Toán 6 tập 1

Gợi ý đáp án

Để tính tổng hai số nguyên âm (– 3) + (– 5), ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu "–" trước mỗi số

– 3 3

– 5 5

Bước 2. Tính tổng của hai số nhận được ở Bước 1

3 + 5 = 8

Bước 3. Thêm đấu “–” trước tổng nhận được ở Bước 2.

8 – 8

Ta có: (– 3) + (– 5) = – (3 + 5) = – 8.

Minh hoa trên trục số ở Hình 7: Từ điểm – 3 ta lùi sang trái 5 đơn vị đến điểm mới là – 8.

Phần Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1 trang 71 Toán 6 tập 1

Tính:

a) (– 28) + (– 82);

b) x + y, biết x = – 81, y = – 16.

Gợi ý đáp án

a) Ta có:

(– 28) + (– 82) = – (28 + 82) = –110.

b) Với x = – 81, y = – 16

Khi đó: x + y = (– 81) + (– 16) = – (81 + 16) = – 97.

Luyện tập 2 trang 73 Toán 6 tập 1

a) (– 28) + 82;

b) 51 + (– 97).

Gợi ý đáp án

Ta có:

a) (– 28) + 82 = 82 – 28 = 54.

b) 51 + (– 97) = – (97 – 51) = – 46.

Luyện tập 3 trang 73 Toán 6 tập 1

Tính một cách hợp lí:

a) 51 + (– 97) + 49;

b) 65 + (– 42) + (– 65).

Gợi ý đáp án 

a) 51 + (– 97) + 49

= 51 + 49 + (– 97) -----> tính chất giao hoán

= (51 + 49) + (– 97) -----> tính chất kết hợp

= 100 + (– 97)

= 100 – 97

= 3.

b) 65 + (– 42) + (– 65)

= 65 + (– 65) + (– 42) ------> tính chất giao hoán

= [65 + (– 65)] + (– 42) ----> cộng với số đối

= 0 + (– 42) -----> cộng với số 0

= – 42.

Phần Bài tập

Bài 1 trang 74 Toán 6 tập 1

Tính:

a) (- 48) + (- 67);

b) (- 79) + (- 45).

Gợi ý đáp án:

a) (- 48) + (- 67)

= - (48 + 67)

= - 115

b) (- 79) + (- 45)

= - (79 + 45)

= - 124

Bài 2 trang 74 Toán 6 tập 1

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.

a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương;

b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm;

c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.

Gợi ý đáp án:

a) Đúng. Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương;

b) Đúng. Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm;

c) Sai. Vì tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

Bài 3 trang 74 Toán 6 tập 1

Tính:

a) (- 2018) + 2018;

b) 57 + (- 93);

c) (- 38) + 46.

Gợi ý đáp án:

a) (- 2018) + 2018

= - (2018 – 2018)

= 0

b) 57 + (- 93) = -(93 – 57) = -36

c) (- 38) + 46

= - (38 – 48)

= 8

Bài 4 trang 74 Toán 6 tập 1

Cho ví dụ về phép cộng của hai số nguyên khác dấu sao cho:

a) Tổng của chúng là số nguyên dương;

b) Tổng của chúng là số nguyên âm.

Gợi ý đáp án:

a) Ví dụ về phép cộng Tổng của chúng là số nguyên dương

5 + 6 = 11

4 + (- 2) = 2

b) Ví dụ phép cộng Tổng của chúng là số nguyên âm là:

(- 8) + (- 3) = - 11

(- 10) + 15 = 5

Bài 5 trang 74 Toán 6 tập 1

Tính một cách hợp lí:

a) 48 + (- 66) + (- 34);

b) 2896 + (- 2021) + (- 2896).

Gợi ý đáp án:

a) 48 + (- 66) + (- 34) = 48 + [(- 66) + (- 34)]

= 48 – (66 + 34)

= 48 – 100

= -52

b) 2896 + (- 2021) + (- 2896)

= (- 2021) + [2896 + (- 2896)]

= (- 2021) + (2896 – 2896)

= (- 2021) + 0

= - 2021

Bài 6 trang 74 Toán 6 tập 1

Nhiệt độ ở thủ đô Ôt-ta-oa, Ca-na-đa (Ottawa, Canada) lúc 7 giờ là -4 oC, đến 10 giờ tăng thêm 6oC. Nhiệt độ ở Ôt-ta-oa lúc 10 giờ là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án:

Nhiệt độ ở Ôt-ta-oa lúc 10 giờ là: (- 4) + 6 = 2 oC

Bài 7 trang 74 Toán 6 tập 1

Một cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận như sau: tháng đầu tiên là – 10 000 000 đồng; tháng thứ 2 là 30 000 000 đồng. Tính lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó.

Gợi ý đáp án:

Một cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận như sau: tháng đầu tiên là – 10 000 000 đồng; tháng thứ 2 là 30 000 000 đồng.

Vậy lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng là:

(– 10 000 000) + 30 000 000 = 20 000 000 đồng.

Bài 8 trang 75 Toán 6 tập 1

Để di chuyền giữa các tầng của toà nhà cao tầng, người ta thường sử dụng thang máy. Tầng có mặt sàn là mặt đất thường được gọi là tầng G, các tầng ở dưới mặt đất lần lượt từ trên xuống được gọi là B1, B2,...Người ta biểu thị vị trí tầng G là 0, tầng hầm B1 là - 1, tầng hầm B2 là – 2, ...

a) Từ tầng G bác Son đi thang máy xuống tầng hầm B1. Sau đó bác đi xuống tiếp tầng số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Son đến khi kết thúc hành trình.

b) Bác Dư đang ở tầng hầm B2, sau đó bác đi thang máy lên 3 tầng rồi đi xuống 2 tầng. Tìm số nguyên biểu thị trí tầng mà bác Dư đến khi kết thúc hành trình.

Gợi ý đáp án:

a) Từ tầng G bác Son đi thang máy xuống tầng hầm B1. Sau đó bác đi xuống tiếp tầng số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Son đến khi kết thúc hành trình là:

0 + (- 1) + (- 2) = - 3

b) Bác Dư đang ở tầng hầm B2, sau đó bác đi thang máy lên 3 tầng rồi đi xuống 2 tầng. Tìm số nguyên biểu thị trí tầng mà bác Dư đến khi kết thúc hành trình là:

(- 2) + 3 + (-2) = -1

Bài 9 trang 75 Toán 6 tập 1

Mỗi người khi ăn thì sẽ hấp thụ ca-lo và khi hoạt động thì sẽ tiêu hao ca-lo. Bạn Bình dùng phép cộng số nguyên để tính số ca-lo hằng ngày của mình bằng cách xem số ca-lo hấp thụ là số nguyên dương và số ca-lo tiêu hao là số nguyên âm. Em hãy giúp bạn Bình kiểm tra tổng số ca-lo còn lại sau khi ăn sáng và thực hiện các hoạt động (theo số liệu trong Hình 9).

Gợi ý đáp án:

Tổng số ca-lo còn lại sau khi ăn sáng và thực hiện các hoạt động (theo số liệu trong Hình 9).

Ta có:

290 + 189 + 110 + (- 70) + (- 130)

= (290 + 110) – (70 +130) + 189

= 400 – 200 + 189

= 389

Vậy: Tổng số ca-lo còn lại sau khi Bình ăn sáng và thực hiện các hoạt động là 389 ca-lo

Bài 10 trang 75 Toán 6 tập 1

Sử dụng máy tính cầm tay

Nút dấu âm: ( - )

Chú ý: Ở một số máy tính cầm tay, nút dấu âm có dạng + / -

Dùng máy tính cầm tay để tính:

(– 123) + (– 18);

(– 375) + 210;

(– 127) + 25 + (– 136).

Gợi ý đáp án 

Sử dụng máy tính bỏ túi, ta tính được:

(– 123) + (– 18) = – 141

(– 375) + 210 = – 165

(– 127) + 25 + (– 136) = – 238

Lý thuyết Phép cộng các số nguyên

Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: 7 + 5 = 12

2. Phép cộng hai số nguyên âm

Để cộng hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ đấu “–” trước mỗi số

Bước 2. Tính tổng của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3. Thêm dấu “–” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Ví dụ: (– 80) + (– 6) = – (80 + 6) = – 86

Chú ý:

+ Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.

+ Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

II. Phép cộng hai số nguyên khác dấu

Để cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn

Bước 3. Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Ví dụ: (– 6) + 3 = – (6 – 3) = – 3

Chú ý: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

Chẳng hạn, – 7 và 7 là hai số nguyên đối nhau, ta có: (– 7) + 7 = 0.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

7 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Văn Lê Hồng
    Văn Lê Hồng

    Cảm ơn mn nha H A Y nhưng ko có bài 10🥴🥴

    Thích Phản hồi 06/12/22
    • Văn Lê Hồng
      Văn Lê Hồng

      Cảm ơn mn nhà 

      H A Y 😇😇

      Thích Phản hồi 06/12/22
      • Hanh Phạm
        Hanh Phạm

        👍 hay quá 😇

        Thích Phản hồi 30/11/22
        • deip huynh
          deip huynh

          nội dung sai

          Thích Phản hồi 16:15 30/11
          • Mai Lê
            Mai Lê

            cho mình hỏi sai ở chỗ nào vậy bạn

            Thích Phản hồi 08:22 01/12
        • Phạm Hoàng Gia Vỹ
          Phạm Hoàng Gia Vỹ

          quá hay 😇

          Thích Phản hồi 22:19 07/12
          • Trang Trịnh
            Trang Trịnh

            ĐA sai nha bạn

            Bài 3 phần B phải là -36 chứ 


            Thích Phản hồi 20:51 03/12
            • Trịnh Thị Thanh
              Trịnh Thị Thanh

              Cảm ơn sự góp ý của bạn. Chúng tôi đã cập nhật lại đáp án

              Thích Phản hồi 15:05 05/12
          • Văn Lê Hồng
            Văn Lê Hồng

            H A Y😇

            Thích Phản hồi 06/12/22
            Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm