Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 5 Đề giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5 năm 2024 - 2025 gồm 5 đề thi sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, có đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi giữa kì 1 cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.

Với 5 đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt 5, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

1.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT

Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen ... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Khói hình nấm là tai họa đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran cho trái đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!

(Định Hải)

Câu 1 (0,5 điểm). Sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên trong bài thơ?

A. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.
B. Quả bóng xanh, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển.
C. Quả bóng xanh, nấm, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.
D. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, chim gù, trời xanh

Câu 2 (0,5 điểm). Đọc bài thơ, em thấy điều gì sẽ gây nguy hiểm cho trái đất?

A. Bom H, bom A
B. Khói hình nấm, bom H, bom A.
C. Không có điều gì làm trái đất nguy hiểm cả.
D. Bom H, khói hình nấm, bạn nhỏ

Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu câu thơ này có nghĩa là gì?

“Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!”

A. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như trên thế giới, mọi người dù có khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đáng quý, đáng yêu,…
B. Hoa là sự vật thơm nhất, quý nhất trên đời này.
C. Trẻ em quý, đẹp và thơm như hoa.
D. Loài đẹp nhất là loài hoa có màu sắc rực rỡ và mùi thơm nồng nàn nhất

Câu 4 (0,5 điểm). Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Mọi người hãy sống tự do giống như loài hoa thơm ngát, như những cánh chim hải âu.
B. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim và các loài hoa.
C. Mọi người hãy sống đoàn kết vì hòa bình, chống chiến tranh và bảo vệ quyền bình đẳng tất cả các dân tộc trên thế giới.
D. Mọi người phải biết yêu thương đoàn kết với nhau, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn bất hạnh.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân từ đại từ có trong đoạn thơ sau:

“- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Câu 6 (2,0 điểm). Em hãy tìm ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm và đặt câu với các từ vừa tìm được?

A. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết một bài văn ngắn tả về người bà thân yêu của mình

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

A

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:

Các đại từ có trong đoạn thơ trên là: mình, ta.

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:

Từ đồng nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, quả cảm, can đảm,…

- Trong chiến đấu chỉ những người gan dạ mới làm nên chiến công.

- Nam không đủ can đảm để nhận lỗi với bố mẹ.

B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu về người bà mà em yêu thương.

- Cảm nhận của em về người bà.

B. Thân bài (1,5 điểm)

- Tả ngoại hình:

+ Năm nay bà đã bao nhiêu tuổi?

+ Dáng người, màu tóc của bà như thế nào?

+ Khuân mặt, làn da của bà ra sao?

+ Bà thường hay mặc quần áo như thế nào?

- Tính cách của bà:

+ Bà là một người như thế nào? Có đôn hậu, hiền dịu không?

+ Bà chăm lo cho em như thế nào? (kể chuyện em nghe mỗi tối, đưa đón em đi học, mua đồ ăn, đồ chơi cho em,…)

+ Bà chăm lo cho gia đình như thế nào?

+ Đối với hàng xóm, bà cư xử ra sao?

- Kỉ niệm của em với bà:

+ Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với bà.

+ Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất?

+ Cảm xúc của em mỗi khi nhớ lại.

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Nêu lên tình cảm của em với bà.

- Những lời nói, gửi gắm cho bà thân yêu.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

1

1

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

1

0

2

4,0

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

1

4

3

7 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

2,0

0,5

4,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

2,5

25%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

1.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất.

- Xác định được điều gì gây nguy hiểm cho trái đất. (ở khổ cuối)

2

C1, 2

Kết nối

- Hiểu được nghĩa của câu thơ.

1

C3

Vận dụng

- Nêu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

1

C4

CÂU 5 – CÂU 6

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được đại từ trong đoạn thơ.

1

C5

Kết nối

- Hiểu nghĩa và tìm được ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm. Đặt câu với từ vừa tìm được.

1

C6

B. TẬP LÀM VĂN

CÂU 7

1

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Tả được ngoại hình, tính cách của bà.

- Kể được kỉ niệm đáng nhớ của em với bà.

- Vận dụng được các kiến thức đã học để tả về người bà thân yêu.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C7

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

Trường ......................................

Lớp: Năm A

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2024 – 2025
Môn: Tiếng Việt (Đọc)
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)

A. Kiểm tra đọc thành tiếng (2 điểm )

Điểm đạt...................... điểm.

B . Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (8 điểm)

Điểm đạt...................... điểm.

Đọc thầm bài sau và hoàn thành bài tập:

Những người bạn tốt

A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây (từ câu 1 đến câu 3, câu 5, câu 7, câu 9, câu10)

Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?

A. Đánh rơi đàn.
B. Vì bọn cướp đòi giết ông.
C. Đánh nhau với thủy thủ.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra?

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.
B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông.
C. Tàu bị chìm.
D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 3: (0,5 điểm) Hành trình có nghĩa là gì?

A. Đi du lịch
B. Chuyến đi xa, dài ngày.
C. Nghỉ ngơi dài ngày ở một chỗ.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: (1 điểm) Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: ngữ: (0,5 điểm) Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ

A. Bước ra.
B. A-ri-ôn.
C. Đúng lúc đó.
D. Tất cả các ý trên

Câu 6: (1 điểm) Tìm từ cùng nghĩa với từ “ siêng năng” và đặt câu với từ vừa tìm được.

Ví dụ:…………………………………………………………………………

Đặt câu:………………………………………………………………………..

Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la”

A. Bát ngát.
B. Nho nhỏ.
C. Lim dim.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: (0,5 điểm) Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau:

Một miếng khi đói bằng một gói khi …..........

Câu 9: (1 điểm) Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?:

A. Hiền từ thông minh.
B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn.
C. Thủy thủ độc ác, không có tính người. Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: (1 điểm) Ý chính của bài văn là gì?

A. Ca ngợi đoàn thủy thủ dũng cảm giết người.
B. Ca ngợi sự tài ba của A-ri-ôn.
C. Khen ngợi sự thông minh của cá heo.
D. Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với người.

Câu 11: (1 điểm) Cho các từ sau: bàn học, bàn bạc, bàn chân, bàn gỗ.

Hãy xếp các từ trên vào các nhóm sau:

a) Từ được dùng với nghĩa gốc:………………………………………………

b) Từ được dùng với nghĩa chuyển:…………………………………………..

C. Tập làm văn (10 điểm): khoảng 40 phút

Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.

2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. Đọc thành tiếng

2

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm (1 điểm).

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm).

B. Đọc hiểu

8

1

B

0,5

Khoanh đúng vào đáp án được 0,5 điểm.

2

D

0,5

Khoanh đúng vào đáp án được 0,5 điểm.

3

B

0,5

Khoanh đúng vào đáp án được 0,5 điểm.

4

Cá heo là con vật có tình, có nghĩa rất thông minh biết thương người…

1

Khoanh đúng vào đáp án được 1 điểm.

5

B

0,5

Khoanh đúng vào đáp án được 0,5 điểm.

6

Có thể HS chọn từ chăm chỉ:

Lan rất chăm chỉ trong học tập.

1

HS chọn từ và đặt câu đúng

7

A

0,5

Khoanh đúng vào đáp án được 0,5 điểm.

8

Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

0,5

Trả lời đúng 1 đáp án được 0,5 điểm.

9

C

1

Trả lời đúng được 1 điểm.

10

D

1

Khoanh đúng vào đáp án được 1 điểm.

11

a.Từ được dùng với nghĩa gốc: bàn học, bàn gỗ.

b. Từ được dùng với nghĩa chuyển: bàn bạc, bàn chân

1

Trả lời đúng được 1 điểm.

(Đúng mỗi câu được 0,5 điểm)

2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

MA TRẬN KIỂM TRA ĐỌC - HIỂU - VIẾT
VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 5A

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu,

số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN/TL

TN/TL

TN/TL

Kiến thức

tiếng Việt

Số câu

2 TN

Câu 4, 6

TL

Câu 10

1 TL

Câu 11

4 câu

Số điểm

1

1

1

3 điểm

Đọc hiểu văn bản

Số câu

4 TN

Câu 1,2,3,5

2 TL

Câu 7, 8

1 TL

Câu 9

7 câu

Số điểm

2

2

1

5 điểm

Tổng

Số câu

6 TN

3 TL

2 TL

11 câu

Số điểm

3

3

2

8 điểm

Viết

Số câu

1 câu

Số điểm

10 điểm

3. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5 Cánh diều

3.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Vịnh Hạ Long

Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

(Theo Thi Sảnh)

Câu 1: (0,5 điểm). Tác giả miêu tả Vịnh Hạ Long vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân, mùa hè.
B. Mùa hè, mùa đông, mùa thu.
C. Bốn mùa.
D. Mùa hè, mùa đông.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, nét duyên dáng của Hạ long được thể hiện ở đâu?

A. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của đất trời.
B. Rạng rỡ ở đất trời.
C. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của thiên nhiên.
D. Những quần đảo hùng vĩ và rực rỡ.

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa nào? Vì sao?

A. Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa xuân. Vì đó là mùa sương và cá mực.
B. Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa hè. Vì nó hội tụ tất cả những âm thanh đi theo tiếng gió vang vọng về.
C. Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa thu. Vì đó là mùa trăng biển, tôm he… đã tạo nên một Hạ Long thơ mộng, dịu dàng.
D. Mùa nào thì vịnh Hạ Long cũng đều quyến rũ theo một nét riêng.

Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, vì sao nói “Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về”?

A. Vì tác giả nhắc đến nhiều âm thanh của tự nhiên, của sự vật, của sự sống của con người. Cho nên tất cả những điều ấy đã làm nên những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về.
B. Vì đó là những âm thanh của gió bao trùm cả Vịnh Hạ Long.
C. Đó chính là những âm thanh của tiếng sóng vỗ biển cả, tiếng ve ran trên mọi nẻo đường.
D. Là tiếng của những đoàn thuyền ra khơi đánh cá trở về.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ in đậm dưới đây:

a. Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ.”

b. “Mùa xuân(1) là tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân (2)”

Câu 6 (2,0 điểm) Tìm vị trí có thể thêm dấu gạch ngang trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó:

"Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền; khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm."

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả người bạn thân nhất của em.

3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

A

B

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:

a. Mặt trời (1) là nghĩa gốc.

Mặt trời (2) là nghĩa chuyển.

b. Xuân (1) là nghĩa gốc.

Xuân (2) là nghĩa chuyển.

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:

Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

+ Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng.

+ Chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

=> Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

A. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu về người bạn thân nhất của em.

B. Thân bài (1,5 điểm)

- Miêu tả ngoại hình của bạn:

+ Dáng người, đôi mắt, khuân mặt… của bạn như thế nào?

+ Nước da của bạn ra sao?

+ Bạn thường hay mặc quần áo như thế nào?

- Tả tính cách của bạn:

+ Bạn là một người như thế nào?

+ Bạn đối xử với em ra sao? (cách bạn thể hiện lời nói, hành động giúp đỡ, quan tâm em…)

+ Đối với các bạn như thế nào?

+ Với gia đình bạn là người con như thế nào?

+ Đối với mọi người xung quanh bạn cư xử ra sao?

- Kỉ niệm của em với bạn:

+ Em có những kỉ niệm gì với bạn? Có kỉ niệm nào mà em nhớ nhất?

+ Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất?

+ Cảm xúc của em khi nhớ về kỉ niệm đó?

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Nêu lên tình cảm của em đối với bạn.

- Những lời nói, gửi gắm cho người bạn ấy.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

3.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1
Nhận biết

Mức 2
Kết nối

Mức 3
Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

1

1

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

1

0

2

4,0

Luyện viết bài văn

1

0

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

1

4

3

7 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

2,0

0,5

4,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

2,5

25%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

3.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

Từ câu 1 – Câu 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được tác giả miêu tả Hạ Long vào màu nào trong năm.

- Xác định nét duyên dáng của Hạ Long được thể hiện ở đâu.

2

C1, 2

Kết nối

- Xác định được Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa nào và giải thích được vì sao tác giả nói thế.

1

C3

Vận dụng

- Hiểu và nêu được nghĩa của câu.

1

C4

Câu 5 – Câu 6

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được từ đa nghĩa trong câu.

1

C5

Kết nối

- Hiểu nghĩa và sử dụng được từ đồng nghĩa để đặt câu.

1

C6

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 7

1

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Tả được ngoại hình, tính cách của bạn.

- Kể được những kỉ niệm của em với bạn

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C7

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

23 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Phương Anh Phạm
    Phương Anh Phạm

    tham khảo thôi vì nhà trường cho đề khác mà 

    Thích Phản hồi 12/11/22
    • ViệtHưng Lê
      ViệtHưng Lê

      Năm nay đề thi giữa kì của lớp 5 rất khó

      Mong các bạn được điểm tốt để khoe ba mẹ

      Thích Phản hồi 17:07 09/11
      • Thái Hòa
        Thái Hòa

        ai thi chưa thế✿ᔕ۶

        Thích Phản hồi 15:48 02/11
        • blud panda
          blud panda

          Mọi người chúng đề ko vậy

          Thích Phản hồi 12:19 01/11
          • Thái Hòa
            Thái Hòa

            chưa thi 😄

            Thích Phản hồi 14:59 02/11
          • Thái Hòa
            Thái Hòa

            thi tốt nha mn =ư

            Thích Phản hồi 15:00 02/11
        • Ngọc Hà Nguyễn (rynn)
          Ngọc Hà Nguyễn (rynn)

          😀


          Thích Phản hồi 20:43 08/11
          • Như Kiều Trần
            Như Kiều Trần

            tham khảo thôi ko nên phụ thuộc quá có phải trường nào cũng thi cái này đâu


            Thích Phản hồi 25/10/23
            • Julia
              Julia

              mình cũng thi x rồi và cũng không hẳn là đề này đâu

              Thích Phản hồi 15/11/22
              • MinhĐức Lê
                MinhĐức Lê

                tôi trúng bài đường vào bản


                Thích Phản hồi 20:18 13/12
                • gojo satoru
                  gojo satoru

                  trường cho đề y chang ảo ma lazada nobita nên đc 10 đ môn tv mà chính tả cho bài khác tlv cho bài khác


                  Thích Phản hồi 13:56 23/11
                  • Đinh Duy
                    Đinh Duy

                    Mn ơi văn tả cảnh trường là vào đề nào vậy ah

                    Thích Phản hồi 19:31 09/11
                    Tải thêm bình luận