Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều Đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 5 (Có đáp án, ma trận)

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều có đáp án và bảng ma trận kèm theo, giúp các em học sinh lớp 5 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì 1 đạt kết quả cao.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, xây dựng đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý 5 Cánh diều cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề giữa kì 1 môn Tiếng Việt, Toán 5. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là tháp Chăm-pa tiêu biểu?

A. Tháp Khương Mỹ.
B. Tháp Nhạn.
C. Tháp Mỹ Sơn.
D. Tháp Bánh Ít.

Câu 2 (0,5 điểm). Lượng nước sông của nước ta thay đổi theo yếu tố nào?

A. Theo khí hậu vùng miền.
B. Địa hình Bắc - Nam.
C. Mùa trong năm.
D. Tháng trong năm.

Câu 3 (0,5 điểm). Đội Hoàng Sa và Bắc Hải được thành lập dưới thời nào?

A. Chúa Trịnh.
B. Vua Lý.
C. Vua Lê.
D. Chúa Nguyễn.

Câu 4 (0,5 điểm). Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

A. 54
B. 55.
C. 56
D. 53.

Câu 5 (0,5 điểm). Việt Nam tiếp giáp với vùng biển nào?

A. Biển đen.
B. Biển Bắc.
C. Biển Đông.
D. Biển Đỏ.

Câu 6 (0,5 điểm). Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết nào?

A. Mai An Tiêm.
B. Trọng Thủy và Mị Châu.
C. Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
D. Hỗn Điền và Liễu Diệp.

Câu 7 (0,5 điểm). Dân số nước ta đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?

A. 4
B. 3
C. 5.
D. 6.

Câu 8 (0,5 điểm). Đất nước Phù Nam tồn tại đến khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III.
D. Thế kỉ V.

Câu 9 (0,5 điểm). Các dãy núi nước ta có hướng nào?

A. Tây Bắc – Đông Bắc.
B. Tây Nam – Đông Bắc.
C. Đông Bắc – Tây Nam.
D. Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 10 (0,5 điểm). Bờ biển của Việt Nam dài bao nhiêu ki-lô-mét?

A. 2630 km.
B. 2360 km.
C. 3260 km.
D. 3620 km.

Câu 11 (0,5 điểm). Việt Nam tham gia Công ước về Luật Biển năm nào?

A. 1982
B. 1983.
C. 2002.
D. 1995.

Câu 12 (0,5 điểm). Ai là người đứng đầu của nhà nước Âu Lạc?

A. Hùng Vương.
B. An Dương Vương.
C. Kinh Dương Vương.
D. Hùng Hiền Vương.

Câu 13 (0,5 điểm). Sự xuất hiện của nhà nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết nào?

A. Sơn Tinh Thủy Tinh
B. Con Rồng cháu Tiên
C. Thánh Gióng.
D. Thành Cổ Loa

Câu 14 (0,5 điểm). Lễ Khao lề thế lính được tổ chức ở đâu?

A. Đảo Lý Sơn.
B. Đảo Hải Nam.
C. Đảo Nam Ngư.
D. Đảo Sơn Trà.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của tháp Nhạn.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Cánh diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

B

C

D

A

C

D

B

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

B

D

C

A

B

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã cho lập Đội Hoàng Sa, sau đó lập thêm Đội Bắc Hải để khai thác sản vật và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Sang thế kỉ XIX, hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được Triều Nguyễn thực hiện với các hoạt động như: cứu nạn tàu thuyền, thu thuế, trồng cây, lập bia chủ quyền,....

- Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp cho dựng bia chủ quyền, lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Hiện nay, Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực thi các biện pháp toàn diện nhằm bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông như: ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền, tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường an ninh quốc phòng trên biển.....

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

- Một trong những đền tháp Chăm-pa tiêu biểu là Tháp Nhạn, được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi thuộc thành phố Tuy Hoà (Phú Yên).

- Tháp Nhạn có mặt bằng hình vuông, cao gần 20 m, cấu trúc thành ba phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp. Để tháp hình khối hộp vuông, cửa tháp quay về hướng đông, ba mặt còn lại của thân tháp là cửa giả. Cột góc của tháp hình khối vuông. Mái tháp gồm 3 tầng thu nhỏ lên trên. Vật liệu xây dựng tháp chủ yếu là gạch có màu đỏ, vàng nhạt.

0,5 điểm

0,5 điểm

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Cánh diều

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

1

1

2

0

1,0

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

1

1

2

0

1,0

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam.

2

1

1

3

1

2,5

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam.

1

1

2

0

1,0

Bài 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc.

1

1

2

0

1,0

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

1

1

2

0

2,0

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa.

1

1

1

1

1,5

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Cánh diều

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

Nhận biết

- Nhận biết được Việt Nam giáp với Biển Đông.

1

C5

Kết nối

- Nắm được bờ biển Việt Nam dài 3260 km.

1

C10

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được lượng nước các sông của nước thay đổi theo mùa.

1

C2

Vận dụng

- Nắm được các dãy núi nước ta có hướng Tây Bắc – Đông Nam.

1

C9

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được Đội Hoàng Sa và Bắc Hải được thành lập dưới thời chúa Nguyễn.

- Nhận biết được Việt Nam tham gia Công ước Luật Biển năm 1982.

- Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

2

1

C3 C11

C1

(TL)

Kết nối

- Nắm được lễ Khao lề thế lính được tổ chức ở đảo Lý Sơn.

1

C14

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết dân số nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

1

C7

Kết nối

- Nắm được Việt Nam có 54 dân tộc.

1

C4

Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Nhận biết

- Nhận biết được người đứng đầu của nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương.

1

C12

Vận dụng

- Hiểu được sự xuất hiện của nhà nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

1

C13

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

Nhận biết

- Nhận biết được Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết Hỗn Điền và Liễu Diệp.

1

C6

Kết nối

- Nắm được đất nước Phù Nam tồn tại đến khoảng thế kỉ VII.

1

C8

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa.

Nhận biết

- Nhận biết được tháp Nhạn là tháp Chăm-pa tiêu biểu.

1

C1

Kết nối

- Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của đền tháp Nhạn.

1

C2

(TL)

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨