Vật lí 10 Bài 18: Lực ma sát Soạn Lý 10 trang 72 sách Kết nối tri thức

Giải Vật lí 10 Bài 18: Lực ma sát sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 18 trang 72→75 thuộc chương 3: Động lực học.

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 18: Lực ma sát giúp các em hiểu được kiến thức khái niệm, công thức của Lực ma sát, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 18 chương III trong sách giáo khoa Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 18: Lực ma sát, mời các bạn cùng tải tại đây.

I. Lực ma sát nghỉ

Câu hỏi 1 trang 72 

Điều nào sau đây không đúng khi nói về lực ma sát nghỉ?

A. Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

B. Lực ma sát nghỉ giữ cho các điểm tiếp xúc của vật không trượt trên bề mặt.

C. Một vật có thể đứng yên trên mặt phẳng nghiêng mà không cần đến lực ma sát nghỉ.

D. Một vật có thể đứng yên trên mặt phẳng ngang mà không cần đến lực ma sát nghỉ.

Gợi ý đáp án

A, B, D – đúng.

C – sai. Vì nếu không có lực ma sát nghỉ, vật đứng trên mặt phẳng nghiêng sẽ bị trượt xuống phía dưới.

Câu hỏi 2 trang 72 

Các tình huống sau đây liên quan đến loại lực ma sát nào?

a) Xoa hai bàn tay vào nhau.

b) Đặt vali lên một băng chuyền đang chuyển động ở sân bay.

Gợi ý đáp án

a) Khi xoa hai bàn tay vào nhau, hai lòng bàn tay trượt lên nhau nên ta có lực ma sát trượt.

b) Khi đặt vali lên một băng chuyền đang chuyển động ở sân bay, ta thấy vali nằm yên trên băng chuyền. Đó là do lực ma sát nghỉ tác dụng lên bề mặt tiếp xúc giữa vali và băng chuyền, ngăn cho vali không chuyển động trên bề mặt của băng chuyền.

II. Lực ma sát trượt

III. Bài tập ví dụ

Câu hỏi 1 trang 75

Các lực tác dụng lên xe chở hàng được quy ước vẽ tại trọng tâm của xe (Hình 18.5):

a) Các lực này có tên gọi là gì?

b) Hãy chỉ ra các cặp lực cân bằng nhau.

Gợi ý đáp án

a) Coi xe chuyển động từ trái sang phải:

- \vec{F_{A} }: Lực kéo xe chở hàng.

- \vec{F_{B} }: Trọng lực của xe chở hàng.

- \vec{F_{C} }: Lực ma sát.

- \vec{F_{D} }: Phản lực của mặt đất.

b) Các cặp lực cân bằng: \vec{F_{A} }\vec{F_{B} }; \vec{F_{C} }\vec{F_{D} } vì các cặp lực này cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và có cùng độ lớn.

Câu hỏi 2 trang 75

Để đẩy chiếc tủ, cần tác dụng một lực theo phương nằm ngang có giá trị tối thiểu 300 N để thắng lực ma sát nghỉ. Nếu người kéo tủ với lực 35 N và người kia đẩy tủ với lực 260 N, có thể làm dịch chuyển tủ được không? Biểu diễn các lực tác dụng lên tủ.

Gợi ý đáp án

- Tổng hợp lực tác dụng lên tủ thúc đẩy chuyển động của tủ là:

F = Fđ + Fk = 260 + 35 = 295 N

- Vì tổng hợp lực tác dụng lên tủ để thúc đẩy chuyển động của tủ nhỏ hơn lực tối thiểu để thắng lực ma sát nghỉ (295 N < 300 N) nên tủ không dịch chuyển được.

- Các lực tác dụng lên tủ được biểu diễn tại trọng tâm của tủ như sau:

IV. Lực ma sát trong đời sống

Câu hỏi trang 76 

Nêu vai trò của lực ma sát trong các tình huống sau:

a) Người di chuyển trên đường.

b) Vận động viên thể dục dụng cụ xoa phấn vào lòng bàn tay trước khi nâng tạ.

Gợi ý đáp án

a) Khi di chuyển trên đường, bàn chân tác dụng xuống đường một lực ma sát nghỉ hướng về phía sau đồng thời mặt đường tác dụng lại chân ta một lực ma sát nghỉ hướng về phía trước. Lực ma sát nghỉ đóng vai trò làm lực phát động giúp cho người đi được.

b) Vận động viên thể dục dụng cụ xoa phấn vào lòng bàn tay nhằm làm khô tay do mồ hôi, đồng thời giúp tăng lực ma sát giữa bàn tay và tạ, giúp vận động viên có thể nắm chắc được tạ và thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 09
  • Lượt xem: 66
  • Dung lượng: 100,9 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo