Soạn bài Thả diều (trang 36) Bài 3: Niềm vui của em - Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1

Soạn bài Thả diều sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện viết Em tiết kiệm của trang 36, 37 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 2: Thả diều - Bài 3: Niềm vui của em của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài phần Đọc: Thả diều

Đọc hiểu

Câu 1: Ở hai khổ thơ đầu, tác giả so sánh cánh diều với những gì? Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

Ở hai khổ thơ đầu, tác giả so sánh cánh diều với trăng vàng và chiếc thuyền.

Em thích hình ảnh so sánh chiếc diều với trăng vàng. Vì trăng rất đẹp, mỗi đêm đều chiếu sáng, soi đường cho mọi người.

Câu 2: Từ phơi ở khổ thơ 3 cho biết khổ thơ này tả cảnh thả diều vào thời gian nào trong ngày.

Gợi ý đáp án:

Từ phơi ở khổ thơ 3 cho biết khổ thơ này tả cảnh thả diều vào thời gian trưa chiều trong ngày.

Câu 3: Em thích những hình ảnh so sánh nào trong các khổ thơ 3 và 4? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

Em thích những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ 3 và 4 là: Diều em – lưỡi liềm.

Em thích hình ảnh so sánh này vì trong mùa lúa chín, lưỡi liềm là vật dụng giúp các bác nông dân có thể gặt lúa về, làm thành những hạt gạo thơm ngon.

Câu 4: Tìm những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ.

Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.

Gợi ý đáp án:

Những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ là: Thổi vang, trong ngần, chơi vơi, nhạc trời, réo vang.

Luyện tập

Câu 1: Xếp các từ ngữ của một câu có hình ảnh so sánh trong bài thơ vào chỗ phù hợp trong sơ đồ sau:

Xếp các từ ngữ

Gợi ý đáp án:

Sự vật 1Từ so sánhSự vật 2
DiềuHạt cau
DiềuThànhTrăng vàng
DiềuHayChiếc thuyền
TrờiNhưCánh đồng
Diều-Lưỡi liềm

Câu 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn sau:

a) Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè.
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng.

PHẠM TIẾN DUẬT

Giải đố

b) Con trâu mộng lừng lững, mập mạp, hai cái sừng của nó như hai vầng trăng khuyết.

NAM ANH

c) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

Gợi ý đáp án:

a) Trái nhót – ngọn đèn tín hiệu.

Quả cà chua – đèn lồng.

Quả ớt – ngọn lửa đèn dầu.

b) Hai cái sừng trâu – hai vầng trăng khuyết.

c) cánh hoa giấy – chiếc lá.

Soạn bài phần Viết: Em tiết kiệm

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1. Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất.

Đề 2. Viết một đoạn văn kể chuyện em tiết kiệm điện, nước, thức ăn,...

Gợi ý đáp án:

Đề 1: Vào ngày sinh nhật bố mẹ đã tặng cho em một con heo đất. Con heo màu đỏ tươi rất đẹp, bụng nó tròn vo, nó có chiếc mũi hếch lên và miệng nó mỉm cười. Mỗi khi được bố mẹ cho tiền tiêu vặt hay tiền mua đồ dùng học tập còn thừa, em đều nhét vào lưng heo đất. Em rất thích heo đất vì heo rất dễ thương. Nhờ nuôi heo đất mà em đã tiết kiệm được tiền để mua quà tặng bố mẹ.

Đề 2: Có một hôm, sau khi ăn cơm, cả nhà em cùng quây quần xem chương trình Thời sự. Chương trình có phát một nội dung liên quan đến việc sử dụng nước. Em nhận thấy rằng nước là một tài nguyên thiên nhiên quý giá. Vì vậy em luôn cố gắng sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm. Dù là ở nhà, ở trường hay ở nơi công cộng, em đều cố gắng sử dụng nước tiết kiệm. Em sẽ dùng nước khi cần thiết, dùng một lượng nước vừa đủ chứ không để nước chảy quá nhiều. Em tin rằng, nếu mỗi người đều sử dụng nước một cách tiết kiệm thì môi trường nước, tài nguyên nước sẽ ngày một tốt lên.

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm