Soạn bài Ôn tập giữa học kì I (trang 59) Bài 5 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1
Soạn bài Ôn tập giữa học kì I giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều trang 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65.
Nhờ đó, các em sẽ ôn tập giữa học kì 1 thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Ôn tập giữa học kì I - Tuần 9 theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn thi giữa kì 1 hiệu quả hơn:
Soạn bài Ôn tập giữa học kì I Cánh diều
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 1
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 – 65 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Trả lời:
Em đọc bài thơ, đoạn văn đã chọn.
Câu 2
Sắp xếp các tên riêng sau đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:
Trả lời:
Chiến, Cường, Khánh, Kiên, Nam, Nga, Nghĩa, Thanh, Trung, Tùng.
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 2
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Câu 2
Đọc và trả lời các câu hỏi:
1) Bài thơ là lời của ai nói với ai, nhân dịp gì?
2) Em hiểu 2 dòng thơ “Màu khăn đỏ dắt em / Bước qua thời thơ dại.” như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Màu đỏ của chiếc khăn quàng sẽ giúp em khôn lớn.
b) Chiếc khăn quàng đỏ sẽ giúp em bước qua thời thơ dại.
c) Lễ kết nạp Đội đánh dấu bước trưởng thành của em.
3) Tìm những hình ảnh đẹp gợi tả tương lai ở khổ thơ 3, khổ thơ 4.
4) Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Người chị tin là em đang có những ước mơ đẹp khi trở thành đội viên.
b) Người chị chúc em có những ước mơ đẹp khi trở thành đội viên.
c) Người chị căn dặn em thực hiện những ước mơ đẹp khi trở thành đội viên.
5) Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
1) Bài thơ là lời của chị nói với em, nhân dịp em được kết nạp Đội.
2) Chọn ý c
3) Những hình ảnh đẹp gợi tả tương lai ở khổ thơ 3, khổ thơ 4 là:
- Này em, mở cửa ra / Một trời xanh vẫn đợi
- Con tàu là đất nước / Đưa ta tới bến xa.
4) Chọn đáp án a.
5) Em thích hình ảnh so sánh “Con tàu là đất nước / Đưa ta tới bến xa”. Vì hình ảnh này chứa đầy niềm tin, hi vọng vào tương lai phía trước.
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 3
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Câu 2
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn kể về một tiết học em thích.
b) Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em.
Trả lời:
a) Trong các môn học, em thích nhất là mĩ thuật. Môn mĩ thuật sẽ được học vào tiết hai, buổi sáng thứ ba và thứ năm hàng tuần. Cứ đến giờ học, em lại cảm thấy vô cùng háo hức. Thầy giáo dạy mĩ thuật đã dạy chúng em cách vẽ tranh, tô màu. Em thích nhất là được vẽ những bức tranh về cây cối, hoa lá. Sau mỗi tiết học, chúng em thường đem tranh của mình ra để khoe với các bạn khác. Mỗi tiết mĩ thuật thật là vui vẻ, bổ ích.
b) Bố em đi công tác xa nhà. Bố thường gọi điện về hỏi thăm tình hình học tập của em. Hôm qua sau khi ăn tối xong, bố có gọi. Em nhanh nhảu bắt máy:
- Alo ạ, con là Minh đây ạ.
- Tuần vừa rồi con học thế nào? - Bố em hỏi.
- Dạ, thưa bố, tuần qua con học cũng được ạ. – Em đáp.
- Có môn nào được điểm cao không con?
- Dạ, con được 7 điểm môn Toán và 9 điểm môn Văn ạ.
Sợ bố mắng nên em nói lí nhí. Ai ngờ bố không mắng, bố nhẹ nhàng bảo rằng:
- Không sao đâu con, như vậy cũng là giỏi lắm rồi. Cuối tuần bố về sẽ dẫn cả nhà mình đi chơi. Chịu không nào?
- Dạ, vâng ạ. Con cảm ơn bố.
Tôi cười tít mắt cả lên và cảm thấy có một niềm vui nho nhỏ trong người.
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 4
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Câu 2
Nghe – viết:
Bà
Bà mình vừa ở quê ra
Bà cho cả bưởi, cả na đi cùng
Áo bà xe cọ lấm lưng
Bưởi na bà bế bà bồng trên tay.
Đường ra tỉnh rất là dài
Qua một cái núi với hai cái cầu
Rồi bao nhiêu mái nhà cao
Bao nhiêu phố nữa, với bao nhiêu đường...
Đón bà, nhà rộn mùi hương
Theo bà có cả cây vườn quê xa.
PHAN QUÊ
Câu 3
Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Trả lời:
- Sự vật: núi, cầu, bưởi, xe, áo.
- Hoạt động: bồng, bế, đi, đón.
- Đặc điểm: rộn, cao, lấm.
Câu 4
Đặt câu với một từ chỉ sự vật (hoặc chỉ hoạt động, đặc điểm) em vừa tìm được.
Trả lời:
- Trên cầu, xe cộ nhộn nhịp di chuyển.
- Trời mưa, mẹ đi chợ về vạt áo lấm bùn.
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 5
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Câu 2
Nghe và kể lại câu chuyện:
CON YÊU MẸ
Gợi ý:
a) Cô con gái 8 tuổi lo lắng về điều gì?
b) Người mẹ trách con trai như thế nào?
c) Điều gì đã làm người mẹ cảm động và ân hận?
d) Người mẹ đã làm gì với tờ giấy dán tường có bức vẽ của con?
Trả lời:
CON YÊU MẸ
Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đằng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.
Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!
Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!
Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!
- Em dựa vào gợi ý để kể lại câu chuyện.
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 6
Câu 1
Đánh dấu tích vào ô trống trước ý đúng:
a) Đoạn 1 câu chuyện cho biết ba anh em sống với nhau thế nào?
- Trước kia hòa thuận, về sau không được như trước nữa.
- Trước sau đều không hòa thuận với nhau.
- Trước sau đều hòa thuận, không có gì thay đổi.
b) Vì sao ba anh em định chặt cây cổ thụ để chia nhau?
- Vì cây cổ thụ đã khô héo.
- Vì cả ba anh em đều cần có gỗ.
- Vì một người em nhất quyết đòi chia.
c) Chuyện gì xảy ra khi mấy anh em chuẩn bị hạ cây cổ thụ?
- Cây cổ thụ xum xuê khác thường.
- Cây cổ thụ bỗng nhiên khô héo.
- Cây cổ thụ xanh tươi hơn trước.
d) Vì sao người anh cả ôm cây mà khóc?
- Vì ông nhìn cây mà buồn về chuyện anh em không hòa thuận.
- Vì ông không muốn chia cái cây cho hai người em.
- Vì ông không muốn chia của cải cha mẹ để lại.
e) Chi tiết cây cổ thụ xanh tươi trở lại thể hiện điều gì?
- Cây cổ thụ vui vì nó đã khỏi bệnh.
- Cây cổ thụ vui vì nó mọc cành lá xum xuê.
- Cây cổ thụ vui vì ba anh em lại hòa thuận như xưa.
Trả lời:
a) Trước kia hòa thuận, về sau không được như trước nữa.
b) Vì một người em nhất quyết đòi chia.
c) Cây cổ thụ bỗng nhiên khô héo.
d) Vì ông nhìn cây mà buồn về chuyện anh em không hòa thuận.
e) Cây cổ thụ vui vì ba anh em lại hòa thuận như xưa.
Câu 2
Tìm trong bài đọc:
a) Một từ có nghĩa giống hòa thuận.
b) Một từ có nghĩa trái ngược với khô héo.
Trả lời:
a) Một từ có nghĩa giống hòa thuận: êm ấm.
b) Một từ có nghĩa trái ngược với khô héo: xanh tươi, xum xuê.
Câu 3
Đặt câu với một từ em vừa tìm được.
Trả lời:
Cây phượng trước nhà cành lá xum xuê, hoa nở đỏ rực cả một vùng trời.
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 7
Câu 1
Viết đoạn văn kể về một sự việc hoặc hoạt động mà em được chứng kiến hoặc tham gia ở trường.
Trả lời:
Mẫu 1:
Hôm nay, trường em tổ chức lễ mít tinh chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ sáng sớm, trường học đã được quét dọn sạch sẽ, trang trí rực rỡ. Các thầy mặc áo sơ mi trắng, quần âu. Các cô mặc áo dài truyền thống. Buổi lễ mít tinh diễn ra lúc bảy giờ ba mươi phút. Buổi lễ mở đầu bằng chương trình văn nghệ, sau đó lời phát biểu của thầy hiệu trưởng, phần khen tặng các thầy cô dạy tốt. Cuối cùng là lời tri ân của các anh chị học sinh lớp năm dành cho các thầy cô. Em ngồi dưới lắng nghe mà lòng cảm thấy bồi hồi, xúc động. Buổi lễ kết thúc với lòng biết ơn, tình yêu thương và niềm tin tưởng của thầy và trò.
Mẫu 2:
Vào thứ sáu hàng tuần, trường em sẽ tổ chức cho học sinh tổng vệ sinh toàn trường. Lớp chúng em được phân công quét dọn khu vực nhà thể chất. Sau khi dọn dẹp xong lớp học, cả lớp nhanh chóng đến khu vực được phân công để dọn dẹp. Nhà thể chất của trường em cũng khá rộng. Đây là nơi dành cho học sinh học thể dục hoặc diễn ra hội thao của trường. Bạn lớp trưởng đã chia lớp ra thành bốn nhóm theo bốn tổ. Mỗi tổ phụ trách một công việc khác nhau. Tổ một phụ trách quét dọn khu vực sàn nhà thể chất. Tổ hai phụ trách nhặt giấy rác trên khu vực khán đài. Tổ ba phụ trách quét dọn lá khô, giấy rác xung rơi xung quanh nhà thể chất. Còn tổ bốn, cũng là tổ của em thì phụ trách lau cửa sổ và cửa ra vào. Sau một buổi chiều lao động chăm chỉ và hăng say. Chúng em đã khiến cho nhà thể chất trở nên sạch sẽ. Cả lớp cảm thấy rất vui vẻ vì đã góp phần vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường.
Câu 2
Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình.
Trả lời:
Trong gia đình em, bà ngoại là người cao tuổi nhất, bà luôn là người mẫu mực, dạy bảo cho con cháu những điều hay lẽ phải, em rất yêu quý bà, sau đây em xin kể về bà ngoại của em.
Bà ngoại em năm nay hơn 80 tuổi, lưng bà đã cong nên đi đâu bà cũng phải chống gậy, da bà có rất nhiều nếp nhăn và những vết đồi mồi, tóc bà đã bạc riêng còn đôi mắt vẫn rất tinh. Những buổi trưa ngủ dậy em thường nhổ những chiếc tóc trắng sâu cho bà và khi đó bà sẽ lại kể chuyện cho em nghe. Bà rất hay đọc báo, bà nói đọc để luyện mắt và nắm bắt thông tin. Mỗi lần đọc báo bà lại đeo chiếc kính lão và khi đọc xong bà lại lau chùi cẩn thận rồi cho vào hộp cất trong ngăn kéo tủ. Nghe mẹ kể khi em còn bé, em rất hay ốm, những lúc mẹ vắng nhà mà em đau ốm bà lại tất tả chăm sóc chu đáo cho em, có đêm nào mà nhớ mẹ không ngủ được thì bà lại kể chuyện cổ tích và hát ru cho em nghe. Ngày còn bé chắc là em không nhớ nhưng bây giờ nghe bà hát em vẫn thấy rất hay, giọng bà trong trẻo nhưng ấm áp và da diết lạ thường. Mỗi ngày bà lại thêm yếu, em thường hay xoa bóp chân tay cho bà vì bà rất mỏi, mỗi lần như thế bà lại xoa đầu em và mỉm cười.
Em rất yêu quý bà, không chỉ vì bà là người cao tuổi nhất trong gia đình mà còn vì bà luôn dạy cho em những đạo lý làm người, biết kính trên nhường dưới, trung thực, nghe lời và hiếu thảo. Em mong bà sẽ mãi bên em để em sẽ luôn được dạy dỗ và chỉ bảo.