Soạn bài Bài tập làm văn (trang 28) Bài 2: Em đã lớn - Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1
Soạn bài Bài tập làm văn sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về dấu ngoặc kép, ghi chép việc hàng ngày của trang 28, 29, 30 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 4: Bài tập làm văn - Bài 2: Em đã lớn của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Bài tập làm văn sách Cánh diều
Soạn bài phần Đọc: Bài tập làm văn
Ghép đúng
Gợi ý đáp án:
Ghép: a – 4, b – 2, c – 3, d – 1.
Đọc hiểu
Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài.
Gợi ý đáp án:
Những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài là:
- Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết.
- Tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.
Câu 2: Việc nào Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được?
Gợi ý đáp án:
Việc Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được là: Giặt áo lót, áo sơ mi và quần.
Câu 3: Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:
a) Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên?
b) Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ?
Gợi ý đáp án:
Khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:
a) Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên vì Cô-li-a chưa bao giờ làm việc này.
b) Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ vì Cô-li-a nhận ra đấy là những việc bạn ấy viết trong bài tập làm văn.
Câu 4: Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì?
Gợi ý đáp án:
Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là: Giúp mẹ làm việc nhà.
Luyện tập
Câu 1: Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây được dùng làm gì? Ghép đúng:
Gợi ý đáp án:
Ghép: a, b – 3, c – 1, d – 2.
Câu 2: Viết lại một câu em đã nói với bạn. Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu đó.
Mẫu: Em nói với bạn: “Bài toán này không khó đâu!”
Gợi ý đáp án:
- Em nói với bạn: “Cậu đã làm xong bài tập toán chưa?”
- Em cười và nói với bạn rằng: “Cậu vẽ bức tranh này đẹp quá!”
Soạn bài phần Góc sáng tạo: Ghi chép việc hàng ngày
Câu 1
Đọc và trả lời câu hỏi:
a) Theo em, bạn Bống viết nhật kí để làm gì? Chọn ý đúng:
- Để ghi nhớ những việc cần làm, thay cho thời gian biểu.
- Để ghi lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy.
- Để nộp cho cô giáo, thay cho bài tập làm văn.
b) Đọc lại nhật kí một ngày của bạn Bống (thứ Hai hoặc thứ Năm) và cho biết: Ngày hôm đó có việc gì? Bống làm gì? Cảm nghĩ của Bống thế nào?
Gợi ý đáp án:
a) Bạn Bống viết nhật kí để ghi lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy.
b)
- Thứ Hai: Bống được bố bạn ấy báo tin là cuối tuần cả nhà sẽ đi biển chơi. Bạn rất vui vì sắp được nhảy sóng, nằm trên phao và xây lâu đài cát. Bống chuẩn bị đồ bơi cho hai chị em.
- Thứ Năm: Mẹ nhờ Bống chuẩn bị đồ bơi cho hai chị em. Nhưng Bống đã chuẩn bị từ thứ Hai khi bố báo tin. Bống kiểm tra lại và thấy thiếu kinh bơi của em trai. Bống cảm thấy may vì đã tìm lại được kính bơi do em Tuấn nghịch rồi bỏ vào ngăn tủ.
Câu 2
Dựa theo cách viết của bạn Bống, hãy viết một đoạn nhật kí về một việc đáng nhớ em đã làm hôm nay và cảm nghĩ của em.
Gợi ý đáp án:
Thứ Bảy, 19 -2
Hôm nay là sinh nhật của mẹ. Mình đã làm một tấm thiệp để tặng cho mẹ. Khi cả nhà cùng quây quần thổi nến và cắt bánh sinh nhật, mình đã đưa tấm thiệp cho mẹ và nói: “Mẹ ơi! Con chúc mừng sinh nhật mẹ ạ!”. Mẹ rất ngạc nhiên, mẹ cười rất tươi và nói cảm ơn mình. Thấy mẹ vui mình cũng vui.
Câu 3
Giới thiệu và bình chọn đoạn nhật kí viết hay.