Thông tư 15/2017/TT-BTC Hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 15/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, có hiệu lực kể từ ngày 02/04/2017.

Theo đó, sẽ hỗ trợ phương tiện nghe – xem cho hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-­2020) sống ở đảo xa bờ; thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, trong đó ưu tiên:

- Hộ nghèo có ít nhất một thành viên đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng;

- Hộ nghèo sống ở đảo xa bờ;

- Hộ nghèo có ít nhất 02 thành viên trong hộ là người dân tộc rất ít người hoặc là người dân tộc Phù Lá.

Loại phương tiện, hình thức và mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định theo pháp luật hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương.

Hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP);

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg);

Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg);

Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1722/QĐ-TTg);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Chương trình).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg, trừ các khoản hỗ trợ có mục đích, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc các khoản hỗ trợ mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính đã có thỏa thuận về nội dung và mức chi.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình

1. Ngân sách trung ương

a) Bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình;

b) Bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách nhà nước và tỉnh Quảng Ngãi để triển khai các dự án của Chương trình;

c) Bổ sung có mục tiêu cho các địa phương tự cân đối được ngân sách kinh phí duy tu, bảo dưỡng cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các huyện nghèo theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (sau đây viết tắt là xã ĐBKK vùng bãi ngang).

2. Ngân sách địa phương

a) Các địa phương tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi): Tự cân đối 100% vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 (trừ các địa phương có huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang được ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng). Mức bố trí vốn tối thiểu bằng mức do trung ương hỗ trợ bình quân cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách.

b) Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương

- Các địa phương chủ động bố trí kinh phí cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ, thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg, ưu tiên bố trí thêm nguồn vốn cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các huyện nghèo, xã nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương theo tỷ lệ: địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 50% đến dưới 70%, đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình; địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 50%, đối ứng tối thiểu bằng 15% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình. Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% chủ động bố trí kinh phí và lồng ghép các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

3. Nguồn huy động, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Điều 3. Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước

1. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là CTMTQG). Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng chế độ quy định.

Ngoài ra, việc lập dự toán, giao dự toán, phân bổ dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng do cấp xã làm chủ đầu tư có sự tham gia của cộng đồng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Thông tư này; việc quyết toán vốn hỗ trợ các dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo được hướng dẫn cụ thể tại Điều 12 Thông tư này.

2. Khi quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được phân bổ và giao dự toán đồng thời gửi Báo cáo quyết toán và Thông báo quyết toán về cơ quan chủ CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 để tổng hợp, báo cáo quyết toán Chương trình hàng năm, trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định.

3. Việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ, duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn. Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán ký hợp đồng đặt hàng các cơ quan, đơn vị khác thực hiện, chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan, đơn vị được giao dự toán gồm: Hợp đồng (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, báo cáo quyết toán kinh phí của cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng ký kết, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các hóa đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan trực tiếp thực hiện hợp đồng lưu giữ.

Cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; lập báo cáo quyết toán số kinh phí được cấp theo quy định gửi cơ quan, đơn vị ký hợp đồng (không tổng hợp vào báo cáo quyết toán nguồn ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị mình).

4. Đối với các dự án có nội dung hỗ trợ hộ gia đình, việc hỗ trợ đối với hộ gia đình thực hiện thông qua người đại diện của gia đình. Người đại diện của gia đình nhận hỗ trợ là người được các thành viên từ 18 tuổi trở lên trong hộ gia đình đồng ý ủy quyền (bằng văn bản) thay mặt gia đình nhận hỗ trợ. Cơ quan hỗ trợ lập Bảng kê hỗ trợ hộ gia đình, trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ người được hỗ trợ; số tiền hỗ trợ hoặc tên, loại hiện vật hỗ trợ; chữ ký hoặc dấu tay điểm chỉ của người được hỗ trợ làm chứng từ thanh toán, quyết toán.

Chương II

NỘI DUNG VÀ MỨC CHI

Mục 1. DUY TU, BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG

Điều 4. Công trình duy tu bảo dưỡng, mức duy tu, bảo dưỡng và quản lý, thanh toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng

1. Công trình duy tu, bảo dưỡng

a) Công trình được duy tu, bảo dưỡng là công trình đã hoàn thành thuộc địa bàn huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (sau đây viết tắt là xã ĐBKK, thôn ĐBKK thuộc Chương trình 135), bao gồm:

- Công trình cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích chung trong phạm vi huyện nghèo hoặc công trình cơ sở hạ tầng liên xã được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình do Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) cấp huyện quản lý (không bao gồm cơ sở hạ tầng có tính chất sử dụng cho khu vực liên huyện);

- Công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã ĐBKK vùng bãi ngang, xã ĐBKK thuộc Chương trình 135 (bao gồm cả các công trình không được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình) do UBND cấp xã quản lý (không bao gồm công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình nhưng đã bàn giao cho hộ gia đình và nhóm hộ gia đình quản lý và sử dụng);

- Công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn thôn ĐBKK thuộc Chương trình 135 (bao gồm cả các công trình không được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình) do UBND cấp xã quản lý;

b) Được xác định trong kế hoạch hàng năm của Chương trình, là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và cấp xã.

2. Mức kinh phí duy tu, bảo dưỡng

a) Kinh phí duy tu, bảo dưỡng ngân sách trung ương phân bổ cho từng huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang và xã ĐBKK thuộc Chương trình 135 theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg;

b) UBND cấp huyện trình Hội đồng nhân dân (sau đây viết tắt là HĐND) cấp huyện quyết định mức kinh phí duy tu, bảo dưỡng từng công trình do UBND cấp huyện quản lý; UBND cấp xã trình HĐND cấp xã quyết định mức kinh phí duy tu, bảo dưỡng từng công trình do UBND cấp xã quản lý phù hợp với đặc điểm công trình trên địa bàn, trong phạm vi dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng được duyệt hàng năm.

3. Quản lý, thanh toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng

Việc quản lý, thanh toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo quy định tại Mục D Phần II Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 86/2011/TT-BTC), Mục 4 Chương II Thông tư số 22/2015/TT-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (sau đây viết tắt là Thông tư số 22/2015/TT-BTC) và các văn bản chuyên ngành quy định về công tác duy tu, bảo dưỡng công trình.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.413
  • Lượt xem: 2.484
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 476,8 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo