Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân Mẫu sáng kiến kinh nghiệm cấp Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân là mẫu sáng kiến kinh nghiệm có giá trị ứng dụng nhằm mang đến cho quý thầy cô giáo, những người làm công tác giáo dục.

Tài liệu này giúp các bậc giáo viên Tiểu học có thêm cái nhìn mới về phương pháp dạy toán để bài giảng của mình được hoàn thiện hơn. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm:
Giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân

I. TÊN ĐỀ TÀI:

GIÚP HỌC SINH LỚP 2, 3 HỌC THUỘC BẢNG NHÂN

II. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đối với học sinh lớp 2, 3 việc học thuộc lòng bảng nhân không phải là một việc dễ, nhất là học sinh yếu kém. Với lứa tuổi các em “Mau thuộc lại mau quên”, “Học trước quên sau” mà chương trình Toán lớp 2, 3 một phần quan trọng là bảng nhân. Bởi vậy, muốn thuộc bảng nhân mà không lẫn lộn là một quá trình học tập rất khó đối với các em trung bình, yếu. Nếu không thuộc bảng nhân thì các em sẽ không làm được các bài toán có liên quan. Hơn nữa, nó là nền móng của các bài toán về nhân chia ở lớp 4, 5.

Với phương châm “Tất cả vì sự nghiệp giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu”. Chúng tôi đã phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mà cấp trên giao. Với bất kì học sinh nào ở bậc tiểu học cũng đều ưa thích các hoạt động thiết thực: “Chơi mà học, học mà chơi” do chính các em trực tiếp tham gia, thậm chí do chính các em tổ chức mà không bị áp đặt, gò bó bởi một động tác nào. Một lời nhận xét dí dỏm, một bài hát hay, một điệu múa sinh động, một bức tranh ngộ nghĩnh, một món quà xinh xinh, dường như đều có sức hấp dẫn kì lạ đối với lứa tuổi hiếu động của các em và dễ dàng lôi cuốn các em hòa mình vào tập thể và chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên. Một lời khen của giáo viên, một tràng vỗ tay khích lệ của bạn bè cũng làm cho các em mãn nguyện.

Làm thế nào để “Giúp học sinh lớp 2, 3 học thuộc bảng nhân” ngay từ đầu học bảng nhân phải thuộc mà không hề quên. Đó là trăn trở của chúng tôi. Trong thời gian qua chúng tôi đã dùng một số biện pháp và một số trò chơi áp dụng vào thực tiễn chúng tôi nhận thấy từ những em yếu nhất vẫn thuộc bảng nhân và làm được các bài toán nhân đơn giản. Đó là lí do vì sao chúng tôi chọn đề tài này.

III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình SGK thì việc thiết kế nội dung chương trình tiết toán “Giúp các em học thuộc bảng nhân ngay tại lớp” là điều tất yếu có ý nghĩa nhất định đến quá trình giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo sự hứng thú hăng say trong học tập.

IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Trải qua nhiều năm giảng dạy tại trường, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc dạy các bài toán về bảng nhân chưa đạt yêu cầu do nhiều yếu tố:

- Học sinh chúng tôi là học sinh vùng nông thôn. Đa số phụ huynh làm nghề nông. Họ tất bật với công việc đồng áng, thời gian bày cho con học còn hạn chế.

- Đa số các em học thuộc bảng nhân theo tờ “Bảng cửu chương” ở sau bài vở. Không chịu suy nghĩ và lập theo thiết kế của cô giáo dạy nên “Mau thuộc, mau quên”.

- Mỗi giáo viên soạn bài một cách tuỳ theo suy nghĩ cá nhân, chưa có tính tập thể và đồng nhất.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Phần 1: Biện pháp giúp học sinh lớp 2, 3 học thuộc bảng nhân.

Để cho tất cả học sinh từ giỏi đến yếu học thuộc bảng nhân, ngay từ đầu khi dạy bài “Bảng nhân 2” đến “Bảng nhân 9” chúng tôi đã áp dụng các biện pháp sau đây:

* Biện pháp 1:

Chúng tôi dựa vào cách dạy toán theo phương pháp mới. Cho học sinh hình thành và lập bảng nhân.

Sau khi hình thành cho học sinh phép nhân 2, 3, 4… Giáo viên cho học sinh tự thiết kế các phép nhân bằng cách giao việc cho từng nhóm, mỗi nhóm trình bày trước lớp.

1 em giỏi – 1 em giơ que – 1 em ghi bảng – 1 em đọc.

Thi đua giữa các nhóm.

Tiếp theo cho các em đọc nối tiếp, đọc từ trên xuống dưới, rồi đọc từ dưới lên, rồi đọc quãng (chỉ bất kì phép nhân nào trong bảng cũng đọc được).

Đối với các bảng nhân nào cũng đều thực hiện như vậy thì chúng tôi tin rằng các em sẽ học thuộc ngay tại lớp.

* Biện pháp 2:

Chúng tôi phân lớp ra từng nhóm, mỗi nhóm 4 em. Đầu giờ vào lớp các em tự dò bảng nhân theo nhóm.

Ngoài ra tôi còn phân công từng đôi bạn học tập ở gần các em lo động viên nhau kiểm tra bảng nhân ở nhà, ở lớp. Ở mỗi nhóm, nếu giáov iên dò bảng nhân 1 em không thuộc, cả nhóm bị trừ điểm.

* Biện pháp 3:

Sau khi học xong bảng nhân, giáo viên dò bảng nhân liên tục nhưng không dò suông mà giáo viên cần đọc bất kì phép nhân nào học sinh cũng đọc được, không cần nhẩm từ đầu thì mới đạt điểm 10.

Đối với các em học chậm, lâu thuộc. Chúng tôi thường xuyên quan tâm, nhắc nhở, uốn nén các em kịp thời.

Cuối cùng các em cũng đọc thuộc lòng được bảng nhân.

* Biện pháp 4:

Vào 15 phút đầu buổi học, chúng tôi cho lớp trưởng điều khiển các bạn đọc bảng nhân mình đã học, sau đó kiểm tra việc học thuộc bảng nhân của từng bạn trong lớp báo cáo với giáo viên khi vào lớp.

Phần 2: Hoạt động: “Tổ chức trò chơi”

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chúng tôi đã nêu trên. Chúng tôi còn tổ chức cho học sinh tham gia vào một số trò chơi trong các tiết học.

1. Trò chơi “Câu trả lời cuối cùng”

* Mục tiêu: Giúp học sinh tính nhẩm nhanh.

- Thời gian: 5 phút.

* Chuẩn bị: Một số tranh, vật thật minh hoạ.

- Số lượng: 4 nhóm

- Mỗi nhóm 2 em đại diện: 1 em hỏi – 1 em trả lời

- Mỗi nhóm được trả lờii 4 tranh (hoặc vật thật)

* Luật chơi: Trả lời đúng: + 1 điểm.

Trả lời sai : - 1 điểm

- Giáo viên treo tranh và hỏi:

a) 3 x 2 = 6

b) 3 + 3 = 6

c) 3 x 3 = 9

d) 3 x 1 = 3

Đại diện nhóm 1: Câu trả lời cuối cùng của em là câu c.

Giáo viên nêu: 3 x 3 = 9 là phép tính nhân đúng.

Cả lớp thưởng cho nhóm bạn: Một tràng vỗ tay

Giáo viên ghi nhóm 1: 1 điểm.

Thực hiện tương tự đối với các nhóm khác.

Giáo viên tổng kết – tuyên dương nhóm thắng cuộc.

2. Trò chơi “Câu cá”

+ Số lượng: 4 nhóm

Mỗi nhóm 2 em: 1 em cầm cần câu

1 em cầm kết quả câu

+ Chuẩn bị: Cần câu dài 1m có lưỡi câu, các tấm bìa có ghi phép tính nhân với kết quả.

+ Luật chơi: Em câu được cá chuyển sang cho bạn rồi đính lên bảng lớp. Nhóm nào câu được nhiều cá (đúng phép tính trong bảng nhân) thì nhóm đó thắng.

+ Cho học sinh thực hiện trò chơi.

3. Trò chơi “Thế giới của những phép tính”

- Thời gian: 5 phút

- Chuẩn bị: Những con số đánh vi tính được dán trên tấm bìa cứng hình tròn.

- Các tiến hành:

+ Phổ biến luật chơi:

Mỗi đội: 3 em 2 đội/1 lớp

Gắn tiếp sức

Học sinh tự tìm số và phép tính để gắn. Đội nào gắn đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng cuộc và được nhận quà.

Đây là một hình thức khích lệ các em hãy cố gắng phấn đấu thi đua trong học tập và rèn luyện tính nhanh nhẹn.

4. Trò chơi “Truyền điện”:

Luật chơi: Giáo viên phát lệnh hỏi bất kì một phép nhân (trong bảng nhân đã học) em đó trả lời đúng thì có quyền mời một bạn khác, có thể hỏi phép tính hoặc hỏi kết quả.

Nếu bạn nào trả lời sai, thì bạn đó không được quyền mời bạn khác mà tự giác bước lên bục giảng. Giáo viên tiếp tục trò chơi.

Ví dụ: Học “Bảng nhân 3”

Giáo viên phát lệnh 3x1 = (Mai). Mai trả lời 3 x 1 = 3 và được quyền phát lệnh 3 x 2 = (Hà). Hà nhận lệnh trả lời 3 x 2 = 6 và tiếp tục phát lệnh… Trường hợp người nhận lệnh không trả lời được thì bước đứng lên bục giảng, giáo viên tiếp tục phát lệnh. Trò chơi cứ thế tiến hành. Nếu cuộc chơi có 2, 3 học sinh không trả lời được giáo viên cho đọc lại bảng nhân 3 (2-3 lần) và giao cho nhóm trưởng sẽ kiểm tra lại trong giờ học sau.

5. Trò chơi “Trò chơi với học sinh”

Mục tiêu: Giúp học sinh mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến thể hiện tính dân chủ của người học sinh.

* Minh hoạ một cuộc trò chuyện:

Giáo viên hỏi: Trong các bảng nhân đã học em thích nhất bảng nhân mấy?

Học sinh: Thưa cô, em thích bảng nhân 49!

Giáo viên: Vì sao em lại thích bảng nhân 4?

Học sinh: Vì cả gia đình em có 4 người.

Nhà bạn An, bạn Hương bên cạnh em cũng có 4 người cô ạ! Cả 3 gia đình có tất cả là 12 người.

Giáo viên: Làm thế nào em tính được số người nhanh như vậy?

Học sinh: Thưa cô, em tính số người của nhà hai bạn: An và Hương là: 4 x 2 = 8 (người).

Sau đó em cộng số người của nhà em vào nữa: 8 + 4 = 12 (người) ạ!

6. Trò chơi “Tiếp sức”

Luật chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em. Cả hai đội cùng ghi một bảng nhân.

Em thứ nhất ghi xong 1 phép nhân rồi chuyền phấn cho em thứ hai ghi tiếp. Cứ tiếp tục như thế ghi cho đến hết bảng nhân.

Nhóm nào ghi nhanh hơn và ghi đúng 1 phép tính nhân được tính 1 điểm.

- Giáo viên tổng kết, tuyên dương.

7. Trò chơi “Làm phóng viên”

a. Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, đồng thời giúp xử lí nhanh tình huống, giúp học sinh luôn mạnh dạn, tự tin.

b. Phương tiện: - Cho học sinh khá, giỏi làm phóng viên

- Học sinh cả lớp cùng tham gia trò chơi.

c. Cách tiến hành trò chơi:

Giáo viên mời học sinh A làm phóng viên.

- Học sinh A lên bảng và tự giới thiệu.

Chào các bạn học sinh lớp 24. Mình là phóng viên của báo “Hoa học trò” hôm nay mình đến thăm lớp các bạn. Các bạn có vui lòng cho mình được phỏng vấn các bạn một số điều không?

.............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 545
  • Lượt xem: 4.130
  • Dung lượng: 213,6 KB
Sắp xếp theo