Những trò chơi dân gian dịp Tết Trung thu 2024 25 trò chơi Trung thu độc đáo
Rất nhiều trò chơi dân gian Tết Trung thu thú vị mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ mang đến những lựa chọn cho các em chơi trong dịp Trung thu này. Mỗi trò chơi Trung thu được Download.vn hướng dẫn cụ thể bao gồm cách chơi, quy tắc chơi cùng những dụng cụ cơ bản hỗ trợ.
Rời xa những thiết bị điện tử hiện đại, những trò chơi dân gian Trung thu mang một ý nghĩa khác nhau. Mỗi trò chơi đều có nguồn gốc, ý nghĩa riêng nên luôn được khuyến khích các em nhỏ chơi trong dịp Tết cổ truyền. Dưới đây là những trò chơi dân gian Trung thu mời các bạn tham khảo.
Bên cạnh những mâm cỗ Trung thu được trang trí vô cùng đẹp mắt, các tiết mục văn nghệ đặc sắc thì cũng nên tổ chức thêm những trò chơi dân gian cho các em nhằm tạo không khí sôi động, mang lại những tiếng cười bổ ích. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm mẫu kịch bản, lời dẫn chương trình, tiểu phẩm, những câu đố vui Trung thu để niềm vui của các em thêm trọn vẹn.
Trò chơi dân gian đặc sắc cho đêm Trung thu
- 1. Trò chơi úp lá khoai
- 2. Trò chơi đi tàu hỏa
- 3. Trò chơi Bịt mắt đập niêu
- 4. Trò chơi Cam quýt mít dừa…
- 5. Trò chơi Chuột nhử Mèo
- 6. Trò chơi Trời - Đất - Nước
- 7. Dạ hội hóa trang
- 8. Trò chơi câu ếch
- 9. Thổi tắt ngọn đèn
- 10. Con đường bao xa
- 11. Nhảy vòng
- 12. Cam quýt mít xoài
- 13. Xúc cảm tâm hồn
- 14. Thời trang ánh lửa
- 15. Rồng rắn lên mây
- 16. Làm đèn Trung thu
- 17. Trò nhảy vòng
1. Trò chơi úp lá khoai
* Cách chơi: Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất.
Khi bắt đầu đọc “ Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp:
“Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống sình
Úi chà , úi da!”
2. Trò chơi đi tàu hỏa
* Cách chơi:
Những người chơi đứng thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”.
Khi nghe lệnh “Tàu lên dốc” tất cả chạy chậm, bàn châm nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân.
Trong lúc chạy, mọi người cùng hát bài đồng dao:
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau, về mau
Kẽo trời sắp tối.
* Luật chơi: Cả đoàn tàu vừa chạy theo lệnh của đầu tàu vừa hát bài đồng dao. Nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác chạy sẽ bị cả tàu phạt (hình thức phạt nhẹ nhàng tùy đoàn tàu chọn)
3. Trò chơi Bịt mắt đập niêu
Trò này hay và có thể cho cả bố mẹ và con chơi cùng được.
Thể lệ trò chơi là mỗi đội gồm 02 người, bố hoặc mẹ cõng con, người con bị bịt mắt và đập bình thường là niêu nhưng có lẽ mình thay bằng thú nhồi bông làm phần thưởng cho bé nào chiến thắng luôn ạ. Người cõng không được hỗ trợ bằng tay cho người bị bịt mắt thú bông nào bị đập trúng thì đội đó thắng cuộc em nghĩ nếu chơi trò chơi thì trò chơi này sẽ rất hợp đấy ạ.
4. Trò chơi Cam quýt mít dừa…
Đây là một trò chơi lâu đời của trẻ em miền Bắc. Một lượt chơi gồm 8 bé.
Trong nhóm, chọn ra một bé “cầm cái”. Còn 7 bé còn lại xếp hàng ngang, được đặt tên theo 7 loại quả: Cam, Quýt, Mít, Dừa, Dưa, Hồng, Cậy. Mỗi người đứng độc lập với nhau và đưa hai bàn tay ra sau lưng, đan vào nhau tạo thành một cái bát hứng. Cách hàng ngang này 10 – 15m, vẽ một đường thẳng để làm đích đến.
Bạn nhỏ cầm cái sẽ cầm một quả banh nhỏ hay trái cây, bất ngờ đặt vào bát hứng của 1 trong 7 người chơi còn lại. Người nhận cái phải nhanh chóng chạy về vạch đích, trong khi đó, 2 người sát 2 bên sẽ tìm cách ngăn lại.
Nếu về được đến đích, bé có thể gọi tên một bạn bất kỳ (gọi tên loại quả) lên để cõng mình về. Khi đã trở về vị trí ban đầu, trò chơi tiếp tục được lặp lại. Lưu ý là bé không được làm rơi quả banh xuống đất hoặc bị giữ lại. Nếu một trong 2 điều xảy ra, bé sẽ phải quay về vị trí ban đầu.
5. Trò chơi Chuột nhử Mèo
Số lượng người chơi: 6-7 em trở lên.
Cả nhóm các em cử ra (hoặc “oẳn-tù-tỳ”) 01 em làm chuột. Còn lại là mèo, ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào tâm, hai tay quơ ra phía sau lưng đón mồi. Em “chuột” cầm chiếc khăn (mồi) chạy quanh ngoài vòng tròn và kín đáo thả khăn sau lưng một “mèo” nào đó, cố gắng đừng để mèo đó biết…
Chạy hết một vòng, nếu chuột phát hiện thấy mèo kia chưa biết có khăn mồi sau lưng, thì chuột có quyền cầm khăn mồi lên mà quất mạnh vào vai, vào lưng của chú mèo mất cảnh giác… Mèo bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn, rồi về ngồi lại chỗ cũ thì thoát.
Nếu mèo ranh ma hơn mà phát hiện khăn mồi sau lưng, thì cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi chuột kia quanh vòng tròn. Chuột tránh đòn phải chạy nhanh hết vòng và ngồi vào vị trí của mèo bỏ lại mới thoát.
Trò chơi cứ thế liên tục với “chú chuột” mới chính là… “mèo” thắng cuộc.
6. Trò chơi Trời - Đất - Nước
Người quản trò nói: “Trời” và chỉ vào bất kỳ bạn nào, bạn đó sẽ phải đáp “Chim”, khi quản trò nói “Đất” và chỉ vào một bạn, bạn nhỏ này tiếp tục đáp lại: “Cây”. Ngược lại, nếu quản trò nói “Chim” thì bạn nhỏ sẽ phải đáp lại là “Trời”. Trong trò chơi, có 3 cặp từ cần nhớ là Trời – Chim, Đất – Cây và Nước – Cá. Nếu bạn nhỏ nào đáp sai sẽ bị phạt làm theo yêu cầu của quản trò hoặc các bạn còn lại.
Một phiên bản khác của trò chơi này là trò “Ta là vua”. Trong đó, người quản trò sẽ nói “Ta là vua”, các bạn còn lại cúi thấp xuống và nói “Muôn tâu bệ hạ”. Ngược lại, khi người quản trò hạ thấp người và nói “Muôn tâu bệ hạ” thì các bạn phải đáp “Ta là vua”. Những trò chơi dạng này thích hợp cho nhóm đông trẻ nhỏ và tạo ra một bầu không khí hết sức náo nhiệt.
Với những gợi ý trò chơi kể trên, chúc mẹ và các bé sẽ có một đêm trung thu thật nhiều niềm vui nhé.
7. Dạ hội hóa trang
Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng… để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
8. Trò chơi câu ếch
Vật dụng: 1 cái que chừng 1m, 1 sợi dây chừng 1m, 1 miếng giấy hơi nặng.
* Chuẩn bị: Vẽ 1 vòng tròn (đường kính tùy độ tuổi và số lượng người chơi) để làm ao. Cần câu là 1 cây que chừng 1m buộc 1 sợi dây dài chừng 1m, đầu sợi dây buộc 1 miếng giấy gập nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất trúng ếch ở xa. Đầu que có thể bịt vải để tránh nguy hiểm.
* Cách chơi:
Dùng trò chơi Oản tù tì để xem ai là người đi câu.
Mọi người vào trong ao làm ếch, còn người đi câu ở ngoài cầm cần đi câu.
Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi người bắt đầu hát:
“Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp”
Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy, tay chống nạnh, chân chụm lại hơi nhún xuống, nhảy lung tung trong vòng tròn. Nếu thấy người đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để chơi nhưng phải cảnh giác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quâng dây trúng là bị bắt, phải thay làm người đi câu. Ngược lại người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ để lừa ếch mất cảng giác rồi bất ngờ quăng dây bắt.
* Luật chơi:
Ếch nào bị người đi câu quăng dây trúng thì sẽ bị bắt và phải thay làm người đi câu.
Nếu lâu (thời gian tùy nhóm chơi quy định) mà không câu được con ếch nào thì người đi câu sẽ bị phạt nhảy ếch 1 vòng (số vòng tùy nhóm chơi quy định) quanh ao.
9. Thổi tắt ngọn đèn
Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi.
Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc.
Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.
10. Con đường bao xa
Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét… và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển.
Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng.
Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.
11. Nhảy vòng
Cách chơi như sau:
- Oẳn-tù-tì để tìm ra đội nhảy trước (A), đội còn lại (B) thì cầm tay nhau ngồi xổm, tạo nên một “hàng rào” vòng tròn. Từng cặp “bàn tay liên kết” đặt chùng xuống chạm mặt sân chơi làm “cửa bẫy”, vào tư thế sẵn sàng hất lên khi đối thủ nhảy qua…
- Các thành viên đội nhảy A đi lại quanh vòng ngoài, chọn thời điểm mất cảnh giác của một cửa bẫy đội B để bất ngờ nhảy lọt vào trong vòng. Nếu nhảy được thì đội B phải “mở cửa” đúng vị trí đó cho cả đội A vào. Đội A thắng trận lại tiếp tục tìm cơ hội khác để vượt vòng đội B ra ngoài. Và cứ tiếp tục ra vào như thế nếu đội nhảy còn thắng…
- Trường hợp cửa bẫy của hàng rào đội B kịp thời hất lên tạo ra được chướng ngại vật và chạm được vào chân người nhảy của đội A, thậm chí có thể khiến đối thủ bị ngã, thì đội A coi như bị thua và phải ngồi xuống thay thế tạo vòng nhảy cho đội B xung trận…
Lưu ý: Cặp “bàn tay liên kết” khi hất lên gây chướng ngại có thể cao thấp tùy ý, thế nhưng người chơi của đội tạo vòng nhảy phải luôn giữ nguyên ở tư thế “ngồi xổm”. Nếu cặp nào đó đứng lên để hất là vi phạm nội quy chơi và đội chơi coi như đã bị thua trận ấy.
12. Cam quýt mít xoài
Cách chơi như sau:
- Trong nhóm sẽ có một bé được cử ra làm người “cầm cái” đứng ngoài, những bé lại xếp thành hàng ngang và được đặt tên thứ tự theo 7 loài quả: Cam - Quýt - Mít - Xoài - Dưa - Hồng - Cậy. Mỗi bé sẽ đứng độc lập với nhau và đưa hai bàn tay ra sau lưng, đan vào nhau tạo thành hình một cái bát hứng. Cách hàng ngang này 10 - 15m, vẽ một đường thẳng để làm đích đến.
- Trò chơi bắt đầu khi bé cầm cái sẽ cầm một quả banh nhỏ hay trái cây, bất ngờ đặt vào bát hứng của 1 trong 7 bé còn lại. Bé nhận cái phải nhanh chóng chạy về vạch đích, trong khi đó, 2 người sát 2 bên sẽ tìm cách ngăn lại. Nếu bé này về được đến đích thì có thể gọi tên bất cứ một loại quả nào để cõng mình về. Khi đã trở về vị trí ban đầu, trò chơi sẽ tiếp tục được lặp lại.
Lưu ý: Bé không được làm rơi quả banh xuống đất hoặc bị giữ lại. Nếu xảy ra một trong 2 điều này thì bé sẽ phải quay về vị trí ban đầu.
13. Xúc cảm tâm hồn
Cách chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ… người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.
14. Thời trang ánh lửa
Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc (khoảng 10 – 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ… sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
15. Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây trò chơi được rất nhiều trẻ em lựa chọn chơi trong dịp đặc biệt này. Trò chơi rất thú vị cần khoảng 5 – 6 trẻ em chơi, trong đó 1 đứa đóng vai “ông chủ”, những đứa trẻ còn lại thì túm vai hoặc áo người đằng trước tạo thành một hàng dài.
Bọn trẻ vừa đi vừa đọc “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có cái nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?” nếu ông chủ trả lời “không” thì chúng đi tiếp còn nếu ông chủ nói “có”, trẻ sẽ hỏi: “Ông xin khúc nào?” Ông chủ có thể nói: “Cho xin khúc giữa hoặc xin khúc đuôi?”. Sau đó cả nhóm chạy còn ông chủ đứng dậy dồn theo sao cho chạm vào khúc mà mình đã xin, nếu ông chủ bắt được khúc đó thì người đó sẽ phải làm ông chủ và chơi lại từ đầu.
16. Làm đèn Trung thu
Có một sự thật là những chiếc đèn Trung thu truyền thống đang ngày càng ít xuất hiện hơn. Một trong những ý nghĩa quan trọng của Tết Trung thu là để lưu giữ truyền thống, văn hóa. Các trò chơi trong dịp Tết Trung thu được khuyến khích nên hướng đến truyền thống thay vì tổ chức quá nhiều trò hiện đại. Dạy và hướng dẫn trẻ nhỏ làm đèn ông sao là một hoạt động đơn giản mà ở đâu cũng tổ chức được. Những chiếc đèn làm thủ công đơn giản nhưng cũng phần nào luyện sự nhanh tay, khéo tay cho trẻ. Ngay cả khi có thể không đẹp bằng đèn mua sẵn, nhưng trẻ chắc chắn sẽ thích chiếc đèn do chính tay mình làm ra hơn.
17. Trò nhảy vòng
Nhảy vòng là trò chơi dành cho tập thể đông người, nên sẽ tạo không khí rất vui. Chúng ta cần có ít nhất 10 người trở lên, chia thành 2 đội. Một đội sẽ cùng ngồi xổm thành vòng tròn, cầm tay nhau. Đội còn lại phải nhảy qua các chướng ngại vật là những vòng tay này. Ở mỗi “cửa bẫy”, đội tạo chướng ngại vật có thể vung tay cao thấp để làm khó người nhảy của đội kia.
............
Mời các em tải file để tham khảo 23 trò chơi dịp Tết Trung thu!