Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho đề tập làm văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” Tập làm văn lớp 4
Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho đề tập làm văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” gồm 12 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 5 biết cách viết đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng thật hay.
Với 12 mẫu dưới đây, hy vọng sẽ giúp các em viết mở bài, kết bài thật ấn tượng để lấy được cảm tình của người đọc ngay từ đầu. Qua đó, các em sẽ rèn kỹ năng làm bài văn Kể chuyện thật tốt, nắm vững kiến thức môn Tiếng Việt 4 để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới.
Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng lớp 4
Mở bài theo kiểu gián tiếp cho đề tập làm văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”
Mẫu 1
Thần đồng là những chú bé ngay từ tuổi nhỏ đã bộc lộ tài năng lớn của mình. Nói đến những thần đồng ở nước ta xưa nay, mọi người thường nghĩ đến Nguyễn Hiền, một chú bé nhà nghèo tự học đã đỗ Trạng nguyên lúc vừa 13 tuổi vào đời vua Trần Thái Tông.
Mẫu 2
“Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính sự cần cù, siêng năng học tập đã giúp họ đạt được danh vị cao trong xã hội. Một trong những gương mặt tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền thời nhà Trần…
Mẫu 3
Từ xưa đến nay, nước ta đã nổi tiếng là xứ sở với nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nức tiếng nước Nam. Nguyễn Hiền không những nổi tiếng vì đậu Trạng nguyên năm 13 tuổi mà Nguyễn Hiền còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.
Mẫu 4
Các bạn có biết ai là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta không? Đó chính là Nguyễn Hiền đây. Ông đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi. Tại sao ông lại có thể làm được điều đó, tôi sẽ kể cho bạn nghe.
Mẫu 5
Từ xưa đến nay, nước ta nổi tiếng là nơi có nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi. Nguyễn Hiền không những đậu Trạng năm mười ba tuổi mà còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.
Mẫu 6
Một người rất trẻ mà lại rất tài năng mà em từng nghe đó là ông Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền là một người rất tài giỏi mặc dù ông rất thích chơi thả diều vào hằng ngày. Lúc hồi ông còn rất bé, ông đã biết làm diều. Dù nhà ông rất nghèo khổ nhưng lạ thay, ông lại rất là giỏi giang và tài năng.Sau đây, em xin kể câu chuyện về ông.
Kết bài theo kiểu mở rộng cho đề tập làm văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”
Mẫu 1
“Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên khi vừa tròn mười ba tuổi. Đây là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử dân tộc. Danh vị mà ông đã đạt được xuất phát từ lòng ham học, học mọi lúc, mọi nơi. Ông là một tấm gương sáng về nghị lực và lòng say mê học tập rất đáng cho muôn thế hệ hôm nay và mai sau noi theo”.
Mẫu 2
Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim."
Mẫu 3
Câu chuyện về thần đồng Nguyễn Hiền đúng là một minh chứng đầy thuyết phục cho lời khuyên nhủ của cổ nhân "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
Mẫu 4
Câu chuyện này giúp tôi thấm thìa hơn lời khuyên của người xưa: "Có chí thì nên". Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.
Mẫu 5
Qua câu chuyện ông trạng thả diều em học tập được một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nhẫn nại và giàu nghị lực trên đường học vấn. Đồng thời em cũng rút ra cho mình một bài học: "Ai luôn nỗ lực vươn lên thì người ấy sẽ đạt được điều mà mình mong muốn"
Mẫu 6
Sau đó vua mở khoa thi. Không ngờ một chuyện bất ngờ đã xảy ra, một cậu bé ham chơi thả diều đã đỗ Trạng nguyên. Mọi người đều rất ngạc nhiên.Ông khi ấy mới có mười ba tuổi.Và đó cũng chính là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Dung Nguyễn ThịThích · Phản hồi · 0 · 04/01/23