-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN 8 Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 39, 40, 41, 42
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 39, 40, 41, 42 sách Chân trời sáng tạo.
Giải KHTN 8 Bài 8 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 8 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
KHTN 8 Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8
Câu 1
Quan sát Hình 8.1, hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra chậm, hiện tượng nào xảy ra nhanh.
Trả lời:
- Hiện tượng que diêm cháy diễn ra nhanh.
- Hiện tượng bu lông bị gỉ sét diễn ra chậm.
Câu 2
Theo em, các phản ứng hoá học khác nhau thì thời gian phản ứng có giống nhau không.
Trả lời:
Các phản ứng hoá học khác nhau thì thời gian phản ứng cũng khác nhau.
Câu 3
Ống nghiệm nào có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn? Giải thích.
Trả lời:
Ống nghiệm (2) có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn, do nồng độ H2SO4 ở ống nghiệm (2) là 2M cao hơn nồng độ H2SO4 ở ống nghiệm (1) là 0,1M.
Câu 4
Vì sao nồng độ chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng?
Trả lời:
Nồng độ chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng. Do nồng độ các chất phản ứng tăng làm tăng số va chạm có hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng
Câu 5
Tốc độ khí thoát ra ở hai ống nghiệm có giống nhau không? Giải thích
Trả lời:
Tốc độ thoát khí ở hai ống nghiệm là khác nhau. Cụ thể ống nghiệm (1) được đun nóng khí thoát ra nhanh và mạnh hơn, do tốc độ phản ứng lớn hơn.
Câu 6
Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Trả lời:
Nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.
Câu 7
Ống nghiệm nào có lượng khí thoát ra nhanh hơn? Giải thích.
Trả lời:
Ống nghiệm (2) có lượng khí thoát ra nhanh hơn do có tốc độ phản ứng lớn hơn.
Câu 8
Diện tích tiếp xúc của một chất có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Trả lời:
Tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất tham gia. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên nếu tăng diện tích bề mặt của chất tham gia bằng cách nghiền nhỏ, đập phẳng hoặc cắt thành nhiều mảnh.
Câu 9
Ống nghiệm nào sinh ra khí oxygen sớm hơn để làm que đóm bùng cháy trở lại?
Trả lời:
Ống nghiệm (2) sinh ra khí oxygen sớm hơn để làm que đóm bùng cháy trở lại.
Câu 10
Ở ống nghiệm (2) có thêm một ít bột MnO2, chất này có tác dụng gì đến tốc độ phản ứng so với ống nghiệm (1) không có MnO2?
Trả lời:
MnO2 là chất xúc tác, có tác dụng làm cho phản ứng diễn ra nhanh hơn (tăng tốc độ phản ứng) so với không dùng chất xúc tác.
Câu 11
Quan sát Hình 8.6, các yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được sử dụng trong đời sống thực tiễn.
Trả lời:
a) Chẻ nhỏ củi để nhóm lửa dễ hơn: yếu tố diện tích tiếp xúc.
b) Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh: yếu tố nhiệt độ.
c) Dùng quạt để nhóm lửa: yếu tố nồng độ.
Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 8 CTST
Theo em, viên thuốc sủi sẽ tan nhanh hơn trong cốc nước nóng hay nước lạnh. Giải thích.
Trả lời:
Theo em, viên thuốc sủi sẽ tan nhanh hơn trong cốc nước nóng. Do nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 8 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Soạn bài Cô bé bán diêm - Chân trời sáng tạo 6
10.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng (7 Mẫu)
10.000+ -
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 7 Mẫu)
50.000+ -
34 đề ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 9
50.000+ -
Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh
10.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2023 - 2024
100.000+ -
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp của Hoàng Công Danh
10.000+ -
Phân tích bài thơ Nói với Em của Vũ Quần Phương
10.000+ -
Phân tích bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ
5.000+ -
Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (2 Dàn ý + 8 mẫu)
100.000+
Mới nhất trong tuần
Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn
Chủ đề 1: Phản ứng hóa học
- Bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học
- Bài 3: Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học
- Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học
- Bài 5: Mol và tỉ khối của chất khí
- Bài 6: Tính theo phương trình hoá học
- Bài 7: Nồng độ dung dịch
- Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
- Ôn tập chủ đề 1
Chủ đề 2: Một số hợp chất vô cơ - Thang pH
Chủ đề 3: Khối lượng riêng, áp suất và moment lực
Chủ đề 4: Điện
Chủ đề 5. Nhiệt
Chủ đề 6: Sinh học cơ thể người
- Không tìm thấy