KHTN Lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 18
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay nhất, ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 18, 19, 20, 21.
Qua đó, giúp các em hiểu rõ về nguyên tố hóa học. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài 3 Chủ đề 1: Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học
Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 3
Câu 1
Quan sát Hình 3.1, em hãy cho biết sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tử hydrogen?
Trả lời:
Quan sát Hình 3.1:
- Giống nhau: đều có 1 proton trong hạt và 1 electron ở lớp vỏ
- Khác nhau: Nguyên tử thứ 1 không có neutron, nguyên tử thứ 2 có 1 neutron, nguyên tử thứ 3 có 2 neutron
Câu 2
Vì sao 3 nguyên tử trong Hình 3.1 lại thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Trả lời:
3 nguyên tử trong Hình 3.1 đều có 1 proton trong hạt nhân
=> 3 nguyên tử đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
Câu 3
Quan sát Hình 3.2, cho biết
a) nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất?
b) nguyên tố nào chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người?
Trả lời:
a) Nguyên tố oxygen chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất: 49,4%
b) Nguyên tố oxygen chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người: 65%
Câu 4
Vì sao cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học? Các kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như thế nào?
Trả lời:
Cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học: vì tên đầy đủ thường dài và khó nhớ, cần phải kí hiệu ngắn gọn để thuận tiện cho việc học tập cùng như là nghiên cứu
Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết ở dạng in hoa
Ví dụ:
Câu 5
Hãy cho biết, nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng 1 chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì gặp khó khăn gì?
Trả lời:
- Nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì dẫn đến bị trùng lặp kí hiệu đối với các nguyên tố có chữ cái đầu giống nhau.
- Ví dụ:
- Nguyên tố Calcium và Carbon đều có chữ C ở đầu nên Calcium sẽ kí hiệu là Ca và Carbon sẽ kí hiệu là C
- Nguyên tố Nitrogen và Neon đều có chữ N ở đầu nên Nitrogen sẽ kí hiệu là N và Neon sẽ kí hiệu là Ne
Giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 3 - Luyện tập
a) Những nguyên tố nào cần thiết giúp cơ thể phát triển?
b) Nguyên tố nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
Trả lời:
a) Những nguyên tố cần thiết giúp phát triển cơ thể người như:
- Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen
- Calcium có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hệ thần kinh, cấu tạo của hệ xương
- Phosphorus: tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào
b) Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người.
Giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 3 - Vận dụng
Qua tìm hiểu trong thực tế, hãy cho biết để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây. Dựa vào Bảng 3.1, hãy viết kí hiệu hóa học các nguyên tố đó.
Trả lời:
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt ta cần cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng được chia thành hai nhóm:
- Nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu là chất mà cây trồng nhất thiết phải được cung cấp đầy đủ khi trồng cây, trong giai đoạn nuôi cây và nếu thiếu các dưỡng chất thiết yếu cây trồng sẽ không hoàn thành được chu kỳ sống, hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm 16 nguyên tố: carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O), nitrogen (N), phosphorus (P), potassium (K), calcium (Ca), magnesium (Mg), sulfur (S), iron (Fe), zinc (Zn), copper (Cu), manganese (Mn), boron (B), molybdenum (Mo), chorine (Cl).
- Nhóm chất dinh dưỡng có lợi là chất mà nếu không có nó cây vẫn có thể sinh trưởng phát triển một cách bình thường, nhưng nếu được bổ sung thêm sẽ làm cây sinh trưởng phát triển thuận lợi hơn, tốt hơn và đem lại giá trị cao hơn cho từng nhóm nông sản. Thông thường, những chất này cây cần với lượng rất ít và có thể gọi là nhóm siêu vi lượng.
Chất siêu vi lượng gồm: cobalt (Co), sodium (Na), aluminium (Al), nickel (Ni), vanadium (V) và các nguyên tố đất hiếm (lanthanum, cerium, praseodymium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, thulium...).
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 3
Bài 1
Bổ sung các thông tin để hoàn thành bảng sau:
Tên nguyên tố | Kí hiệu hóa học |
Hydrogen | ? |
? | C |
Aluminium | ? |
? | F |
Phosphorus | ? |
? | Ar |
Trả lời:
Tên nguyên tố | Kí hiệu hóa học |
Hydrogen | H |
Carbon | C |
Aluminium | Al |
Fluorine | F |
Phosphorus | P |
Argon | Ar |
Bài 2
Kí hiệu hóa học nào sau đây viết sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng: H, Li, NA, O, Ne, AL, CA, K, N.
Trả lời:
- Đối với nguyên tố kí hiệu bằng 2 chữ cái thì chữ cái thứ 2 viết thường
=> Các nguyên tố viết sai và sửa lại
- NA sửa thành Na
- AL sửa thành Al
- CA sửa thành Ca
Bài 3
Cho các nguyên tử được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton trong mỗi nguyên tử như sau:
Nguyên tử | X | Y | Z | R | E | Q |
Số proton | 5 | 8 | 17 | 6 | 9 | 17 |
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
A. X, Y
B. Z, Q
C. R, E
D. Y, E
Trả lời:
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học khi các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
Quan sát bảng, ta thấy có nguyên tử Z và Q đều có cùng số proton là 17.
=> Nguyên tử Z và Q thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
=> Đáp án B
Bài 4
Kí hiệu hóa học của nguyên tố chlorine là
A. CL
B. cl
C. cL
D. Cl
Trả lời:
Đối với nguyên tố kí hiệu bằng 2 chữ cái thì chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái thứ 2 viết thường
=> Nguyên tố chlorine có kí hiệu hóa học là Cl
=> Đáp án D
Bài 5
Tìm hiểu internet hay tài liệu (sách, báo), em hãy viết một đoạn thông tin về:
a) Vai trò của iron đối với cơ thể người
b) Nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người
Trả lời:
a) Iron là một khoáng chất đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như tổng hợp nên hemoglobin, vận chuyển oxygen trong máu đến với các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Nên việc bổ sung iron đầy đủ là rất cần thiết. Một số thực phẩm giúp bổ sung iron cho cơ thể là: các loại đậu, thịt đỏ, bông cải xanh, gà tây. Vai trò quan trọng nhất của iron chính là nó tổng hemoglobin hay nói cách khác là tạo máu, làm cho máu có màu đỏ.
b) Calcium là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng (99%), giúp xương phát triển vững chắc và giúp phát triển chiều cao. Calcium được cơ thể hấp thụ rất tốt từ sữa.