-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN Lớp 7 Bài 10: Đo tốc độ Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 59
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đo tốc độ hay nhất, ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 59, 60, 61.
Qua đó, giúp các em biết cách đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây, đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài 10 Chủ đề 3: Tốc độ cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 7 Bài 10: Đo tốc độ Chân trời sáng tạo
Câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 10
Tiến hành đo tốc độ của chiếc xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây và hoàn thành bảng kết quả theo mẫu Bảng 10.1
Bảng 10.1. Kết quả đo
Lần đo |
Quãng đường (m) |
Thời gian (s) |
1 |
s1 = … |
t1 = … |
2 |
s2 = … |
t2 = … |
3 |
s3 = … |
t3 = … |
Giá trị trung bình |
|
|
Trả lời:
Tiến hành đo tốc độ của chiếc xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây:
+ Chuẩn bị: Tấm ván mỏng (dài khoảng 50 cm đến 60 cm), thước, bút đánh dấu, đồng hồ bấm giây, quyển sách mỏng (dùng để nâng một đầu tấm ván), xe đồ chơi.
+ Cách đo:
- Dùng thước đo độ dài quãng đường vật đi được bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.
- Giữ xe tại vạch xuất phát rồi thả cho nó chuyển động xuống dốc. Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t từ lúc xe bắt đầu rời vạch xuất phát đến lúc xe chạm vạch đích.
- Thực hiện ba lần đo, rồi điền kết quả vào bảng 10.1 (các em có thể tham khảo)
Bảng 10.1. Kết quả đo
Lần đo |
Quãng đường (m) |
Thời gian (s) |
1 |
s1 = 1 |
t1 = 50 |
2 |
s2 = 1,1 |
t2 = 55 |
3 |
s3 = 0,9 |
t3 = 45 |
Giá trị trung bình |
|
|
- Lấy giá trị trung bình của các phép đo quãng đường s và thời gian t.
- Dùng công thức:
Xác định được tốc độ của xe đồ chơi là 0,02 m/s.
Câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 10
Nêu một số ví dụ để minh họa sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc sống.
Trả lời:
- Trong giao thông:
+ Đo tốc độ của người điều khiển phương tiện giao thông để biết ai đi quá tốc độ quy định gây mất an toàn, từ đó có biện pháp xử phạt, răn đe.
+ Đo tốc độ gió để nắm được hướng đi của thuyền buồm trước khi xuất phát, hoặc giúp những người điều khiển máy bay không người lái nắm bắt được điều kiện thời tiết,...
- Trong sản xuất, khai thác:
+ Đo tốc độ gió để biết được hướng gió, từ đó lợi dụng sức gió, hướng gió để phun thuốc trừ sâu hiệu quả.
+ Đồng thời việc đo tốc độ gió cũng giúp con người đo được chính xác số liệu của bề mặt địa hình (chiều cao, chiều rộng của các vị trí hiểm trở,…) hỗ trợ cho công tác đào hầm, khai thác mỏ.
- Trong thể thao: Đo tốc độ của các vận động viên (môn điền kinh, bơi lội, đua xe đạp,…) để xác định được thứ tự về đích và tìm ra người thắng cuộc.
Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 10
Câu 1
Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.
a) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
b) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
c) Nhầm nút START để bắt đầu đo thời gian.
Trả lời:
Các bước sử dụng đồng hồ bấm giây:
- Bước 1: Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
- Bước 2: Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
- Bước 3: Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
=> Thao tác theo thứ tự đúng là: a – c – b.
Câu 2
Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, em gặp những khó khăn gì?
Trả lời:
Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, em gặp những khó khăn là:
Thời gian xe chạy ngắn nên khi bắt đầu xe chạy và xe dừng, bấm khởi động đồng hồ và kết thúc thời gian không chính xác, dẫn đến sai số nhiều.
Câu 3
Theo em, cách đo tốc độ của vật chuyển động bằng cổng quang điện có ưu điểm gì so với cách đo bằng đồng hồ bấm giây?
Trả lời:
Cách đo tốc độ chuyển động của vật bằng cổng quang điện có ưu điểm so với đồng hồ bấm giây là: đo thời gian chính xác, thời gian hiện trên máy đo, sai số ít
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 10
Bài 1
Thảo luận các tình huống cần đo tốc độ sau đây và nêu ý kiến của em về việc chọn dụng cụ đo nào là phù hợp.
a) Đo tốc độ bơi của một người.
b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn.
Trả lời:
a) Để đo tốc độ bơi của một người, ta sử dụng đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.
b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn, ta sử dụng đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.
Bài 2
Để đo tốc độ chuyển động của quả bóng trên sàn nhà bằng đồng hồ đeo tay và bằng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động. So sánh hai kết quả đo và nhận xét.
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện việc đo tốc độ bằng đồng hồ đeo tay và bằng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động.
Kết quả đo trên hai thiết bị bằng nhau
=> Nhận xét: Sử dụng các thiết bị thông minh cho kết quả gần như chính xác, sai số ít

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 7 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng
50.000+ -
Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở
10.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả một người ở địa phương em sinh sống (Dàn ý + 9 mẫu)
50.000+ 2 -
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh biển Vũng Tàu
100.000+ 10 -
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (9 Mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị
10.000+ -
Bài tập thì quá khứ đơn Tiếng Anh lớp 7
50.000+ 1 -
Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về Vịnh Hạ Long (8 mẫu)
10.000+ 1 -
Tìm nghiệm của đa thức - Cách tìm nghiệm của đa thức
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (42 mẫu)
100.000+
Mới nhất trong tuần
-
Mở đầu
-
Chủ đề 1: Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
-
Chủ đề 2: Phân tử
-
Chủ đề 3: Tốc độ
-
Chủ đề 4: Âm thanh
-
Chủ đề 5: Ánh sáng
-
Chủ đề 6: Từ
-
Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Bài 23: Quang hợp ở thực vật
- Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
- Bài 25: Hô hấp tế bào
- Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
- Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
- Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
- Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
- Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
- Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
-
Chủ đề 8: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
-
Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
-
Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật
-
Chủ đề 11: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
- Không tìm thấy