Pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức trang 76

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi luyện tập và vận dụng Bài 12.

Giải Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam giúp các bạn học sinh hiểu được hệ thống và tên các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó. Đồng thời có thêm nhiều gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam, mời các bạn cùng tải tại đây.

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 12

Câu 1

Theo em, các nhận định về văn bản quy phạm pháp luật sau đúng hay sai? Vì sao?

a. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là văn bản quy phạm pháp luật.

b. Bản án, quyết định xét xử của Tòa án là văn bản quy phạm pháp luật.

c. Hương ước, Lệ làng là văn bản quy phạm pháp luật.

d. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.

e. Nghị quyết do Chính phủ ban hành không phải văn bản quy phạm pháp luật

Gợi ý đáp án

a. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em lả văn bản quy phạm pháp luật.

=> Đúng vì báo cáo nêu lên những việc làm nên và không nên đối với việc bảo vệ trẻ em.

b. Bản án, quyết định xét xử của Toà án là văn bản quy phạm pháp luật.

=> Đúng vì quyết định xử phạt các hành vi quy phạm pháp luật

c. Hương ước, Lệ làng là văn bản quy phạm pháp luật.

=> Sai. Vì lệ làng là những quy định được nêu ra để mọi người cùng thực hiện

d. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.

=> Đúng. Vì pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề được Quốc hội giao

e. Nghị quyết do Chính phủ ban hành không phải văn bản quy phạm pháp luật.

=> Đúng. Vì Chúng được ban hành để giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Câu 2

Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

c. Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngày 04 - 9 - 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đài Truyền hình Việt Nam vẻ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.

d. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

g. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

Gợi ý đáp án

a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

Câu 3

Em hãy xác định và sắp xếp các văn bản sau đây theo bảng mẫu gợi ý và giải thích lí do.

a. Quyết định gọi công dân nhập ngũ

b. Luật Xử lý vi phạm hành chính

c. Quyết định giải quyết khiếu nại Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

d. Nghị định của Chính phủ

e. Bản án, quyết định xét xử của Toà án

g. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Gợi ý đáp án

Văn bản quy phạm pháp luật: e, c

=> Nếu ra các mức phạt cho những ai quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật: a, b, d, g

=> Vì đưa ra những điều luật mà công dân phải thực hiện

Câu 4

Em hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp

a. Hiến pháp năm 2013.

b. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

c. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

d. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

e. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

g. Luật Giáo dục năm 2019.

h.Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

Gợi ý đáp án

Đáp án là: g- c- b -d-e-h-a

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 12

Câu 1

Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản.

Gợi ý đáp án

Hiến pháp, luật, nghị quyết

  • Cơ quan ban hành: Quốc hội
  • Mục đích: Ban hành luật pháp để công dân thực hiện và rèn luyện đạo đức có chuẩn mực
  • Đối tượng: Công dân Việt Nam
  • Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

Lệnh, quyết định

  • Cơ quan ban hành: Chủ tịch nước
  • Mục đích: Ban hành các điều lệnh và nghị quyết để công dân thực hiện
  • Đối tượng: Công dân Việt Nam
  • Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

Câu 2

Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó.

Gợi ý đáp án

Nghị định này quy định, chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, bao gồm: Thời gian nghỉ hè của nhà giáo; phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự; chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; học bổng khuyến khích học tập; học bổng chính sách và miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên.

Theo đó, quy định thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau:

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;

- Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.

Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.

Nghị định số 84/2020/NĐ-CP, quy định mức học bổng học sinh khối THPT chuyên trong cơ sở giáo dục đại học, học sinh trường chuyên có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi trong kỳ xét, cấp học bổng có điểm môn chuyên của học kỳ xét cấp từ 8,5 trở lên hoặc đạt một trong các giải từ khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế của năm đó… được hưởng mức học bổng như sau: đối với trường chuyên, trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thì được hưởng mức học bổng cấp cho 01 học sinh một tháng tối thiểu bằng 03 lần mức học phí hiện hành của trường THPT chuyên tại địa phương; đối với khối trung học phổ thông chuyên trong cơ sở giáo dục đại học thì được hưởng mức học bổng cấp cho 01 học sinh do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định nhưng không thấp hơn mức trần học phí mà học sinh đó phải đóng tại trường; đối với những trường không thu học phí thì mức học bổng tối thiểu bằng 03 lần mức trần học phí của trường THPT tại địa phương.

Sinh viên theo chế độ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường PTDT nội trú,… được hưởng mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng. Đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật, mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.

Nghị định số 84/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2020, thay thế Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/ 8/2006; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013; Bãi bỏ Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Bãi bỏ các quy định về học bổng khuyến khích học tập và học bổng chính sách./.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 02
  • Lượt xem: 205
  • Dung lượng: 145,3 KB
Sắp xếp theo