Hóa học 12 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm Soạn Hóa học 12 trang 128

Hóa học 12 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm giúp các em học sinh biết cách giải nhanh được các bài tập Hóa 12 trang 128, 129.

Giải bài tập Hóa 12 bài 27 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.

Giải Hóa 12 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm

Bài 1

Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:

a) Al \overset{(1)}{\rightarrow} AlCl3 \overset{(2)}{\rightarrow} Al(OH)3 \overset{(3)}{\rightarrow} NaAlO2 \overset{(4)}{\rightarrow} Al(OH)3 \overset{(5)}{\rightarrow} Al2O3 \overset{(6)}{\rightarrow} Al

b) Fe \overset{(1)}{\rightarrow} FeSO4 \overset{(2)}{\rightarrow} Fe(OH)2 \overset{(3)}{\rightarrow} FeCl2

c) FeCl3 \overset{(1)}{\rightarrow} Fe(OH)3 \overset{(2)}{\rightarrow} Fe2O3 \overset{(3)}{\rightarrow} Fe \overset{(4)}{\rightarrow} Fe3O4

Gợi ý đáp án

(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

(2) AlCl3 + 3H2 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

(3) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

(4) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

(5) 2Al(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Al2O3 + 3H2O

(6) 2Al2O3 \overset{đpnc}{\rightarrow} 4Al + 3O2

Bài 2 

Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?

Gợi ý đáp án

Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :

Cho lọ 1 và lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Nếu cho lọ 1 và lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3

Bài 3 

Phát biểu nào dưới đây là đúng

A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.

B. Al(OH)3 là một bazo lưỡng tính.

C. Al2O3 là oxit lưỡng tính.

D. Al(OH)3 là một hydroxit lưỡng tính.

Gợi ý đáp án

Đáp án D.

Bài 4 

Trong những chất sau, chất nào không có tính chất lưỡng tính?

A. Al(OH)3.

B. Al2O3.

C. ZnSO4.

D. NaHCO3.

Gợi ý đáp án

Đáp án C.

Bài 5 

Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.

Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.

Gợi ý đáp án

Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol Mg, Al trong hỗn hợp.

Phương trình phản ứng:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)

x mol x mol

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2 (2)

y mol 3y/2 mol

2Al + 2NaOH + 6H2O → NaAlO2 + 3H2 (3)

y mol 3y/2 mol

Số mol H2

nH2 (1,2) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

nH2 (3) = 6,72/22,4 = 0,3 mol

Theo đầu bài ta có hệ phương trình:

x + 3/2y = 0,4 => x = 0,1, y = 0,2

3/2y = 0,3

mMg = 24.0,1 = 2,4(g)

mAl = 27.0,2 = 5,4(g)

Bài 6 

Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.

Gợi ý đáp án

Ta có nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol); nAl2O3 = 2,55 / 102 = 0,025 (mol)

Khi cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH. Các phản ứng có thể xảy ra:

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl (1)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)

TH1: NaOH thiếu => chỉ xảy ra phản ứng (1)

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

2Al(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Al2O3 + 3H2O

0,05 0,025

=>CM (NaOH) = 0,15 / 0,2 = 0,75 (M).

TH2: NaOH dư một phần, xảy ra cả hai phản ứng (1) và (2)

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

0,1 0,3 0,1

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

0,05 0,05

2Al(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Al2O3 + 3H2O

0,05 0,025

=> nNaOH = 0,3 + 0,05 = 0,35 (mol); CM (NaOH) = 0,35 / 0,2 = 1,75 (M).

Bài 7 

Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al , Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử, thì số kim loại có thể phân biệt được là bao nhiêu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Gợi ý đáp án

Đáp án D.

Trích mẫu thử rồi đổ nước vào từng mẫu thử

Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trong suốt là Na

Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trắng đục là Ca vì Ca(OH)2 ít tan, kết tủa trắng

Cho dung dịch NaOH đến dư vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tác dụng tạo kết tủa rồi kết tủa tan, có giải phóng khí là Al.

Chất còn lại không phản ứng là Fe

PTHH:

NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Bài 8 

Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65 A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 g Al. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu?

A. 60%

B. 70%

C. 80%

D. 90%

Gợi ý đáp án

Đáp án C.

Theo đinh luật Faraday khối lượng nhôm thu được là:

mAl = AIt/ 96500 n = 27 x 9,65 x 3000 / 96500 x 3 = 2,7(g)

Hiệu suất là H = 2,16 / 2,7 x 100% = 80%.

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Lê
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 07
  • Lượt xem: 294
  • Dung lượng: 210,1 KB
Liên kết tải về
Tìm thêm: Hóa học 12
Sắp xếp theo