Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của 2 đoạn văn mẫu lớp 7

"Một mặt người bằng mười mặt của" là câu tục ngữ gửi gắm bài học về giá trị của con người trong cuộc sống. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của.

Đoạn văn giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của
Đoạn văn giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của

Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu bao gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 7, để có thêm ý tưởng cho bài văn của mình.

Đoạn văn giải thích Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 1

Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã đề cao giá trị của con người. Đầu tiên, “một mặt người” là hình ảnh hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể), ở đây là chỉ con người. Còn “của” có nghĩa là của cải, thuộc về giá trị vật chất. Cách nói “mười mặt của” dùng để chỉ số nhiều, ý nghĩa là có nhiều của cải vật chất. Ông cha ta đã dùng cách so sánh “bằng” kết hợp với sự đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng - ít và nhiều (một với mười) để khẳng định sự quý giá của con người, so với của cải vật chất. Của cải rất đáng quý, nhưng bản thân con người còn đáng quý hơn. Câu tục ngữ không chỉ đề cao giá trị của con người mà còn muốn khuyên nhủ chúng ta cần biết cố gắng rèn luyện bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình. Ngoài ra, ông cha ta cũng muốn phê phán những con người chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc. Cuộc sống của những người ấy chắc chắn sẽ chỉ chìm đắm trong những thú vui vô bổ. Như vậy, câu tục ngữ đã gửi gắm đến mỗi người bài học ý nghĩa.

Đoạn văn giải thích Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 2

Ông cha ta có câu “Một mặt người bằng mười mặt của” nhằm khẳng định giá trị của con người. Đầu tiên, “một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, nhằm chỉ một con người. Còn “mười mặt của” có nghĩa là rất nhiều của cải, vật chất. Cách so sánh “một mặt người bằng mười mặt của” không ngang bằng để cho thấy giá trị của con người. Tiền bạc của cải cũng chỉ là vật ngoài thân, có thể sẽ mất đi nhưng cũng có thể làm ra được. Nhưng còn con người chính là “nguồn tài nguyên” vô giá không thể thay thế được. Tạo hóa đã tạo ra con người với những giá trị tốt đẹp nhất, cả về ngoại hình lẫn trí tuệ. Mỗi người đều có giá trị của riêng mình khi họ làm được công việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng là một lời nhắc nhở cho những người luôn chạy theo những giá trị vật chất mà quên mất giá trị của bản thân. Nếu chúng ta chạy theo những giá trị vật chất hư vô bên ngoài mà không chịu cố gắng nâng cao giá trị của bản thân thì cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa. Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” là một lời nhắn nhủ ngắn gọn nhưng sâu sắc.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 155
  • Dung lượng: 101,7 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
Sắp xếp theo