Địa lí 12 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 5, 6, 7, 8, 9

Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 5, 6, 7, 8, 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ thuộc Phần 1: Địa lí tự nhiên.

Soạn Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 1 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới.  Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa 12 Bài 1

I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Câu hỏi trang 7: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 1.1, hãy xác định và nêu đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Trả lời:

- Vị trí gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, trên đất liền tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, chung Biển Đông với nhiều quốc gia.

- Phạm vi lãnh thổ phần đất liền được xác định bởi các điểm cực:

  • Điểm cực Bắc: khoảng vĩ độ 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  • Điểm cực Nam: khoảng vĩ độ 8°34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
  • Điểm cực Tây: khoảng vĩ độ 102°09’B tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Điểm cực Đông: khoảng vĩ độ 109°28’B tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

=> Nằm hoàn toàn trong vòng đai nóng nội chí tuyến bán cầu Bắc, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á.

- Lãnh thổ tiếp giáp Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, liền kề 2 vành đai sinh khoáng là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư của nhiều loài sinh vật.

- Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nối liền châu Á với châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; trong khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới.

Câu hỏi trang 8: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 1.1, 1.2, hãy trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Trả lời:

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời:

- Vùng đất: là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước láng giềng và phần đất nổi của hàng nghìn hòn đảo trên Biển Đông. Tổng diện tích các đơn vị hành chính hơn 331 nghìn km2 (2021).

- Vùng biển: diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia, Thái Lan. Gồm 5 bộ phận:

  • Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
  • Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
  • Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở,
  • Thềm lục địa: vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500m.

- Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới; trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

II. Ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đế tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng

Câu hỏi trang 9: Dựa vào thông tin mục 1, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên của nước ta.

Trả lời:

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các đặc điểm tự nhiên của nước ta.

- Vị trí nằm hoàn toàn trong vòng đai nóng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á => nước ta có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Phần đất liền hẹp ngang, nằm kề Biển Đông có nguồn ẩm dồi dào => thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các hệ sinh thái rừng thường xanh chiếm ưu thế.

- Vị trí tiếp giáp, nối liền lục địa với đại dương, liền kề các vành đai sinh khoáng => tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nơi hội tụ của nhiều luồng động, thực vật có nguồn gốc từ Hoa Nam, Ấn Độ - Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a – In-đô-nê-xi-a, luồng di cư hàng năm của các loài sinh vật từ những vùng khác => thành phần loài sinh vật nước ra rất phong phú.

- Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng, khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng,…=> hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.

- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, hạn hán,…

Câu hỏi trang 9: Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta.

Trả lời:

- Vị trí gần trung tâm Đông Nam Á, nằm trong khu vực có kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, án ngữ các tuyến hàng hải, hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á và châu Đại Dương,… nhiều cảng biển, cảng hàng không quốc tế,… => tạo điều kiện hội nhập, giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy mở cửa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời => tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực.

- Vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Giải Luyện tập - Vận dụng Địa lý 12 Bài 1

Luyện tập

Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên Việt Nam

Trả lời:

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Vận dụng

Tìm hiểu về chế độ pháp lí của các vùng biển nước ta theo Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012.

Chia sẻ bởi: 👨 Hồng Linh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 05
  • Lượt xem: 483
  • Dung lượng: 152,4 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨