Địa lí 12 Bài 8: Đô thị hóa Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 41, 42, 43

Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 41, 42, 43 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 8: Đô thị hóa thuộc Phần 2: Địa lí dân cư.

Soạn Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 8 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa 12 Bài 8

I. Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam

Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.

Trả lời:

- Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

  • Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%, nhiều đô thị được đầu tư quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng, xuất hiện ngày càng nhiều đô thị hiện đại, đô thị thông minh. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng kinh tế, trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước.
  • Tỉ lệ dân thành thị giữa các vùng có sự khác biệt, năm 2021, tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ là 66,4%, Trung du và miền núi Bắc Bộ là 20,5%.

- Mạng lưới đô thị ngày càng mở rộng và thay đổi chức năng: tổng số đô thị nước ta năm 2021 là 749 đô thị, không chỉ có chức năng hành chính mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo có ý nghĩa thu hút đầu tư và lan tỏa sự phát triển đến các địa phương lân cận.

II. Mạng lưới đô thị Việt Nam

Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân, hãy:

  • Trình bày sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
  • Kể tên một số đô thị biển và đô thị dọc theo quốc lộ 1 của nước ta.

Lời giải:

- Sự phân bố mạng lưới đô thị:

  • Số lượng đô thị tăng khá nhanh: mạng lưới đô thị bao gồm TP trực thuộc Trung ương; thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố và thị xã; thị trấn. Bước sang thế kỉ XXI, tổng số đô thị tăng khá nhanh, số lượng thành phố tăng nhanh nhất.
  • Phân loại đô thị: dựa vào tiêu chí về vị trí, chức năng, vai trò, quy mô và mật độ dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan => đô thị nước ta phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt. Cấp Trung ương quản lí các TP trực thuộc Trung ương, cấp tỉnh quản lí TP trực thuộc tỉnh (loại I, II, III) và thị xã (loại III, IV), cấp huyện quản lí các thị trấn (loại IV, V).
  • Mạng lưới đô thị phủ khắp các vùng nhưng có sự khác nhau giữa các vùng. Tập trung xây dựng các vùng đô thị, hành lang đô thị, dải đô thị ven biển, các đô thị động lực của từng vùng và cả nước, đô thị kết nối khu vực và quốc tế. Phát triển chuỗi đô thị ven biển, đô thị hải đảo gắn với chiến lược kinh tế biển và đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Một số đô thị biển và đô thị dọc theo quốc lộ 1:

  • Đô thị biển: Hạ Long, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu,…
  • Đô thị dọc theo quốc lộ 1: Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Đà Nẵng,…

III. Ảnh hưởng của đô thị hóa

Dựa vào thông tin mục III, hãy:

  • Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
  • Nêu ví dụ chứng minh ảnh hưởng của đô thị hóa đối với địa phương nơi em sống.

Trả lời:

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:

+ Đô thị hóa kéo theo sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Năng suất lao động cao là nhân tố quyết định phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

+ Đô thị hóa là động lực phát triển kinh tế của cả nước và các địa phương. Năm 2021, đô thị chiếm 36,2% số lao động đang làm việc cả nước nhưng đóng góp tới 70% GDP, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách. Trình độ đô thị hóa càng cao, tỉ lệ lao động đô thị càng lớn, đóng góp cho GDP càng nhiều, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

+ Đô thị hóa sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội như: điện nước, đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc, thương mại, ngân hàng, tài chính, … phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

+ Đô thị hóa nông thôn góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; lan tỏa và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị và nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn biến đổi theo hướng hiện đại hơn.

+ Đô thị hóa diễn ra tự phát, không theo quy hoạch sẽ gây sức ép việc làm, quá tải về cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật, nảy sinh các vấn đề an ninh xã hội và ô nhiễm môi trường.

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với địa phương: thị trấn Quốc Oai là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn; là trung tâm trao đổi và mua sắm của mọi người; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương.

Giải Luyện tập - Vận dụng Địa lý 12 Bài 8

Luyện tập

Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Vận dụng

Sưu tầm thông tin về một đô thị ở nước ta mà em quan tâm.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Ngọc
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 03
  • Lượt xem: 492
  • Dung lượng: 140,3 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨