Địa lí 12 Bài 18: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 80
Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 80 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 18: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp thuộc Phần 3: Địa lí các ngành kinh tế.
Soạn Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 18 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Địa lí 12 Bài 18: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp
1. Cho bảng số liệu sau:
- Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
- Nhận xét và giải thích sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta giai đoạn trên.
2. Dựa vào hình 16.3, hãy:
- Nhận xét sự thay đổi về sản lượng và cơ cấu nguồn điện sản xuất của nước ta năm 2010 và năm 2021.
- Giải thích sự thay đổi đó.
Trả lời:
1. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 – 2021 (nghìn tỉ đồng)
- Nhận xét và giải thích:
Nhìn chung giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 – 2021 đã không ngừng tăng lên, cụ thể:
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng từ 3045,6 nghìn tỉ đồng năm 2010 lên 13026,8 nghìn tỉ đồng năm 2021.
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2015 – 2020, từ 6817,3 nghìn tỉ đồng tăng lên 11880,4 nghìn tỉ đồng, tăng 5063 nghìn tỉ đồng trong vòng 5 năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 1000 nghìn tỉ đồng.
Sự thay đổi trên là phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, sự phát triển và mở rộng của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
2. Nhận xét:
Nhìn chung sản lượng và cơ cấu nguồn điện sản xuất của nước ta năm 2010 và năm 2021 đã có sự thay đổi, sản lượng tăng lên và cơ cấu nguồn điện khác nhau, cụ thể:
+ Sản lượng điện tăng lên nhanh chóng, từ 91,7 tỉ kWh năm 2010 tăng lên 244,9 tỉ kWh, tăng 153,2 tỉ kWh.
+ Trong cơ cấu nguồn điện sản xuất giai đoạn này chỉ có tỉ trọng nguồn điện từ thủy điện giảm, giảm từ 38% năm 2010 xuống chỉ còn 30,6% năm 2021, tiếp tục đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu nguồn điện.
+ Tỉ trọng nguồn điện từ nhiệt điện vẫn giữ nguyên vị trí quan trọng nhất, chiếm hơn nửa cơ cấu nguồn điện, tăng nhẹ trong giai đoạn này, từ 56% năm 2010 lên 56,2% năm 2021.
+ Tỉ trọng nguồn điện gió, điện mặt trời tăng mạnh, từ 6% năm 2010 tăng lên 12,3% năm 2021, tăng gấp đôi.
+ Đặc biệt, năm 2010 tỉ trọng các nguồn điện khác không đáng kể thì đến năm 2021, tỉ trọng các nguồn điện khác đã chiếm 0,9% trong cơ cấu nguồn điện nước ta.
- Giải thích:
+ Tỉ trọng nguồn điện từ thủy điện giảm và tăng nguồn điện từ nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời và các nguồn điện khác vì ngành công nghiệp sản xuất điện của nước ta đang chuyển dịch cơ cấu sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo khác.
+ Các nguồn điện khác được phát triển hiện nay trong cơ cấu nguồn điện nước ta đó là điện rác thải, điện sinh khối.