Địa lí 12 Bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 81, 82, 83

Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 81, 82, 83 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ thuộc Phần 3: Địa lí các ngành kinh tế.

Soạn Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 19 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa 12 Bài 19

I. Vai trò

Dựa vào thông tin mục I, hãy khái quát vai trò của ngành dịch vụ ở nước ta.

Trả lời:

- Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP (41,2% năm 2021), góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng cường hội nhập với thế giới. Dịch vụ nâng cao hiệu quả các ngành sản xuất hàng hóa, khả năng kết nối của các ngành, các vùng kinh tế và tạo điều kiện để nước ta chủ động hội nhập với thế giới.

- Thúc đẩy quá trình đổi mới, hiện đại hóa nền kinh tế. Các ngành dịch vụ tiên phong trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, đẩy nhanh đổi mới sáng tạo và hỗ trợ các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế số.

- Tạo việc làm, nâng cao trình độ lao động, chất lượng cuộc sống người dân. Dịch vụ hỗ trợ thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở miền núi, hải đảo. Chuyển đổi số trong ngành góp phần nâng cao năng suất lao động và hình thành xã hội số.

- Tác động tích cực đối với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững.

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta.

Trả lời:

- Trình độ phát triển kinh tế:

+ Sự phát triển và phân bố các ngành sản xuất vật chất (nông – công nghiệp) quyết định đến tốc độ tăng trưởng, nâng cao trình độ và mở rộng quy mô ngành dịch vụ.

+ Năng suất lao động tăng, sản xuất trong nước phát triển giúp mở rộng phạm vi hoạt động các ngành dịch vụ kinh doanh và tiêu dùng.

+ Việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp,… thúc đẩy nhu cầu giao thông vận tải, hoạt động xuất – nhập khẩu và bưu chính viễn thông,…

- Dân cư:

+ Dân cư, nguồn lao động là động lực phát triển, số dân đông, mức sống người dân nâng cao làm tăng nhu cầu di chuyển, du lịch, mua sắm, giải trí,… Nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm phong phú các hoạt động dịch vụ.

+ Những vùng có dân số đông, chất lượng cuộc sống cao là những vùng phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ: Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng.

- Thị trường:

+ Thị trường trong nước lớn và đa dạng, nhu cầu ngày càng tăng, thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng các loại hình dịch vụ.

+ Thị trường có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy các ngành dịch vụ đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng.

+ Thị trường bên ngoài ngày càng mở rộng, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của các hoạt động dịch vụ nước ta.

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật khoa học – công nghệ:

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật không ngừng được nâng cấp góp phần thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dịch vụ (giao thông, thương mại, du lịch,…)

+ Sự phát triển của khoa học – công nghệ thay đổi toàn diện hoạt động dịch vụ, công nghệ hiện đại góp phần phát triển bền vững và thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành dịch vụ.

- Chính sách:

+ Hệ thống chính sách định hướng và tạo cơ hội phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. Chính sách chuyển đổi mô hình tăng trưởng, việc kí kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,… giúp các ngành dịch vụ hội nhập với khu vực và thế giới.

+ Trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng, địa phương có sự khác nhau, gây trở ngại cho việc hội nhập và nâng cao hiệu quả của các ngành dịch vụ ở một số vùng, địa phương.

- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

+ Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á – Thái Bình Dương, trên các tuyến thương mại, vận tải lớn của châu Á, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo => thuận lợi mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, liên kết xây dựng các tuyến du lịch, cung ứng dịch vụ logistics và kết nối với giao thông khu vực, quốc tế.

+ Địa hình ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển mạng lưới đường giao thông, hướng các tuyến đường, vị trí xây dựng cảng biển,… Địa hình đa dạng, khung cảnh thiên nhiên đẹp => phát triển nhiều loại hình du lịch trên núi, biển đảo (Sa Pa, Đà Lạt, Hạ Long, Phú Quốc,…). Mạng lưới sông, hồ dày đặc => phát triển giao thông đường thủy và buôn bán, du lịch trên sông (ĐB sông Cửu Long, ĐB sông Hồng).

+ Địa hình chia cắt mạnh, biến đổi khí hậu và các thiên tai gây khó khăn cho các hoạt động giao thương, thương mại, du lịch.

Giải Luyện tập - Vận dụng Địa lý 12 Bài 19

Luyện tập

Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của nước ta.

Trả lời:

Sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ

Vận dụng

Tìm hiểu về một ngành dịch vụ có ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống người dân tại địa phương em.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm