Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh 2021 Đợt 1 hội thi: Bạn có biết

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026” diễn ra từ 29/3 - 18/4/2021, chia thành 3 đợt.

Mỗi thí sinh sẽ phải trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm, trong thời gian 20 phút. Với nội dung thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cụ thể thời gian thi 3 đợt như sau:

  • Đợt 1: Từ 29/3 - 3/4/2021
  • Đợt 2: 5/4 - 10/4/2021
  • Đợt 3: Từ 12/4 - 18/4/2021

Đáp án đợt 1 hội thi Bạn có biết - Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội

Câu 1: Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây.

A. làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật

B. Quyết định mục tiêu, chi tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

C. Quy định tổ chức và hoạt động của quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, toàn án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

D. Cả A, B, C

Câu 2. Thế nào là người tự ứng cử?

A. Là người tự thấy mình có đủ tiêu chuẩn, điều kiện ứng cử đại biểu Quốc hội hay đủ tiêu chuẩn, điều kiện ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương

B. Có nguyện vọng ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân

C. Đã hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử theo đúng quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân.

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 3. Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp gồm những tổ chức nào?

A. Hội đồng bầu cử quốc gia

B. Hội đồng bầu cử quốc gia; các Ủy ban bầu cử được thành lập ở các đơn vị hành chính có tổ chức Hội đồng Nhân dân

C. Hội đồng bầu cử quốc gia; các Ủy ban bầu cử được thành lập ở các đơn vị hành chính có tổ chức Hội đồng Nhân dân; các Ban bầu cử được thành lập ở từng đơn vị bầu cử

D. Hội đồng bầu cử quốc gia; các Ủy ban bầu cử được thành lập ở các đơn vị hành chính có tổ chức Hội đồng Nhân dân; các Ban bầu cử được thành lập ở từng đơn vị bầu cử; các Tổ bầu cử được thành lập ở từng khu vực bỏ phiếu

Câu 4. Việc ghi họ và tên cử tri trên Thẻ cử tri và Danh sách cử tri bằng chữ in hoa hay chữ thường?

A. Bắt buộc phải ghi bằng chữ in hoa trên Thẻ cử tri và chữ thường trên Danh sách cử tri

B. Bắt buộc phải ghi bằng chữ thường trên cả Thẻ cử tri và Danh sách cử tri

C. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân không quy định cụ thể

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 5. Người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân?

A. Người chưa đủ 21 tuổi

B. Người đang khởi tố bị can

C. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 6. Thế nào là nguyên tắc bỏ phiếu kín?

A. Bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài

B. Cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật

C. Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực riêng, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 7. Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây, ngoại trừ?

A. Giúp Hội đồng bầu cử quốc gia, các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia soạn thảo các văn bản thuộc thẩm quyền theo phân công

B. Giúp Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự và y tế trong cuộc bầu cử

C. Giúp Hội đồng bầu cử quốc gia quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia

D. Thực hiện công tác hành chính, văn thư liên quan đến hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia

Câu 8. Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bao nhiêu thành viên?

A. Từ 21 đến 31 thành viên

B. Từ 23 đến 33 thành viên

C. Từ 25 đến 35 thành viên

D. Từ 27 đến 37 thành viên

Câu 9. Những đối tượng nào không được ghi danh vào danh sách cử tri?

A. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

B. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án

C. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. Người mất năng lực hành vi dân sự

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 10. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, việc tổ chức bầu cử tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra thế nào?

A. Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV

B. Tổ chức đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Thủ Đức. Tổ chức đại biểu Hội đồng Nhân dân các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh và đại biểu Hội đồng Nhân dân các xã, thị trấn thuộc các huyện

C. Không tổ chức Hội đồng Nhân dân quận, Hội đồng Nhân dân phường

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 11. Theo Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân quy định, tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi thì được tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp?

A. 18 tuổi

B. 19 tuổi

C. 20 tuổi

D. 21 tuổi

Câu 12. Cử tri được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã khi thuộc các trường hợp nào?

A. Cử tri là người thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu

B. Cử tri là người tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu và có thời gian đăng ký tạm trú từ đủ 12 tháng trở lên

C. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ đã làm thủ tục để được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi thường trú

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 13. Vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng Nhân dân được quy định như thế nào?

A. Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương

B. Liên hệ chặt chẽ với các cử tri, chịu sự giám sát chặt chẽ của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng Nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri

C. Xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 14. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào ?

A. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội

B. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình

C. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 15. Công dân được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa bao nhiêu cấp trong cùng một nhiệm kỳ?

A. 01 cấp

B. 02 cấp

C. 03 cấp

D. Cả A,B,C đều sai

Câu 16. Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được ấn định vào thời gian nào?

A. Thứ bảy, 15/5/2021

B. Chủ nhật, 16/5/2021

C. Thứ bảy, 22/5/2021

D. Chủ nhật, 23/5/2021

Câu 17. Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội nước ta như thế nào?

A. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số

B. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 18. Thế nào là nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử?

A. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình cư trú

B. Mỗi người chỉ được ghi tên vào Danh sách những người ứng cử ở 01 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc 01 đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân thuộc 01 đơn vị hành chính ở cấp tương ứng

C. Mỗi cử tri chỉ được bỏ 01 phiếu bầu đại biểu Quốc hội và 01 phiếu bầu đại biểu Hội đồng Nhân dân ở mỗi cấp. Giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 19. Căn cứ vào quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân, Bộ luật Hình sự đã quy định các tội liên quan đến bầu cử nào?

A. Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân

B. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 124
  • Lượt xem: 2.059
  • Dung lượng: 124,6 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan