Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12: Phần phân hóa thổ nhưỡng, sinh vật Ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12: Phần phân hóa thổ nhưỡng, sinh vật ôn thi THPT Quốc gia 2024, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm, quan trọng nhất của môn Địa lí để ôn thi THPT Quốc gia 2024 hiệu quả hơn.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao, giúp các em luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm thật thành thạo. Ngoài ra, có thể tham khảo trắc nghiệm lý thuyết Sinh học. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Câu hỏi trắc nghiệm phần phân hóa thổ nhưỡng, sinh vật

Câu 1. Đất phe-ra-lit phát triển trên đá ba dan thuộc nhóm đất :

A. Phe-ra-lit vàng đỏ.
B. Phe-ra-lit nâu đỏ.
C. Phe-ra-lit nâu xám.
D. Phe-ra-lit có mùn.

Câu 2. Loại đất có diện tích lớn nhất trong hệ đất đồi núi của nước ta là :

A. Đất phe-ra-lit đỏ vàng.
B. Đất xám phù sa cổ.
C. Đất phe-ra-lit nâu đỏ.
D. Đất phe-ra-lit có mùn trên núi.

Câu 3. Nước ta có thảm thực vật rừng rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì :

A. Thổ nhưỡng có sự phân hoá đa dạng.
B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nên có sự phân hoá đa dạng.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá đa dạng.
D. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên.

Câu 4. Loại đất nằm trong hệ đất đồi núi nhưng thường tập trung nhiều ở vùng trung du và bán bình nguyên là :

A. Đất phe-ra-lit nâu đỏ.
B. Đất phe-ra-lit vàng đỏ.
C. Đất xám phù sa cổ.
D. Đất than bùn.

Câu 5. Ở nước ta hệ sinh thái xa-van truông bụi nguyên sinh tập trung ở vùng :

A. Nam Trung Bộ.
B. Cực Nam Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.

Câu 6. Đất phe-ra-lit có mùn phát triển ở vùng :

A. Đồi núi thấp dưới 1000 m.
B. Trung du và bán bình nguyên.
C. Núi cao trên 2400 m.
D. Núi có độ cao từ 700 m – 2400 m.

Câu 7. Đây là đặc điểm của đất phe-ra-lit nâu đỏ phát triển trên đá ba dan.

A. Nặng, bí, thiếu các nguyên tố vi lượng.
B. Nặng, chua, tầng phong hoá mỏng.
C. Chua, nghèo mùn, tầng phong hoá mỏng.
D. Tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, tầng phong hoá sâu.

Câu 8. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa sẽ thay thế cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh khi :

A. Khí hậu chuyển từ mùa mưa sang mùa khô.
B. Rừng nguyên sinh bị phá thay bằng rừng thứ sinh.
C. Đất phe-ra-lit bị biến đổi theo hướng xấu đi.
D. Khí hậu thay đổi theo hướng sa mạc hoá.

Câu 9. Đây là đặc điểm của đất đen ở nước ta :

A. Chiếm diện tích nhỏ không đáng kể.
B. Đất tốt, giàu chất dinh dưỡng.
C. Thường gặp ở vùng thung lũng đá vôi.
D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 10. “Rừng tràm chim” là kiểu rừng :

A. Nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
B. Thưa nhiệt đới khô lá rụng.
C. Lá rộng thường xanh ngập mặn.
D. Á nhiệt đới lá rộng.

Câu 11. Nhóm đất nào dưới đây ở nước ta có diện tích lớn nhất ?

A. Đất phèn.
B. Đất phù sa.
C. Đất đỏ ba dan.
D. Đất xám phù sa cổ.

Câu 12. Để sử dụng hợp lí đất nông nghiệp đồng bằng ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là:

A. Đẩy mạnh thâm canh.
B. Quản lí chặt đất đai.
C. Khai hoang mở rộng diện tích.
D. Tăng cường công tác thủy lợi.

Câu 13. Ở nước ta, đất nhiễm mặn tập trung nhiều nhất ở :

A. Vùng ven biển dọc Duyên hải miền Trung.
B. Vùng ven biển, cửa sông ở Đồng bằng sông Hồng.
C. Vùng trũng của trung tâm bán đảo Cà Mau và Hà Tiên.
D. Vùng cửa sông ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14. Đất chua phèn tập trung nhiều nhất ở :

A. Vùng trũng Hà – Nam – Ninh.
B. Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Vùng trũng của Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và bán đảo Cà Mau.
D. Vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.

Câu 15. Hệ đất phe-ra-lit nâu đỏ phân bố tập trung ở :

A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Miền núi và trung du Bắc Bộ.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Câu 16. Đất phe-ra-lit hình thành trên nền phù sa cổ phân bố tập trung ở :

A. Trên các bậc thềm sông cổ ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Phía đông bắc Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long giáp với Cam-pu-chia.

Câu 17. Những nơi lớp phủ thực vật bị phá hủy, mùa khô khắc nghiệt là điều kiện :

A. Xúc tiến nhanh quá trình xói mòn, rửa trôi tạo thành lớp đất bạc màu.
B. Tích tụ ôxít sắt và nhôm rắn chắc lại sẽ tạo thành tầng đá ong.
C. Đất thoái hóa nhanh, trơ sỏi đá rất khó cải tạo.
D. Cả 3 câu trên.

Câu 18. Nếu khai thác không hợp lí thì nguồn tài nguyên bị suy giảm nhanh nhất là :

A. Tài nguyên đất, rừng và thủy hải sản.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên khoáng sản.
D. Tất cả các câu trên.

Câu 19. Vai trò quan trọng của rừng trong tổng thể tự nhiên thể hiện rõ nhất ở :

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ lâm sản.
B. Điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn đất.
C. Bảo vệ các nguồn gen thực – động vật quý hiếm.
D. Tất cả các câu trên.

Câu 20. Nguyên nhân không phù hợp với việc bảo vệ, quản lí tài nguyên rừng ở nước ta :

A. Định canh, định cư, phát triển kinh tế lên vùng cao.
B. Lập các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
C. Mở rộng thêm diện tích trồng cây công nghiệp.
D. Bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ.

Câu 21: Đặc điểm nổi bật của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. chủ yếu là đồi núi khá cao; đồng bằng bắc bộ mở rộng
B. gồm 4 cánh cung; đồng bằng bắc bộ mở rộng
C. chủ yếu là đồi núi thấp; đồng bằng bắc bộ mở rộng
D. địa hình ven biển đa dạng

Câu 22: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều

A. Bắc – Nam, Đông Bắc- Tây Nam và theo độ cao
B. Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc- Tây Nam
C. Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao
D. Đông – Tây và Đông Bắc- Tây Nam và theo độ cao

Câu 23: “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng :

A. Trường Sơn Nam.
B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Trường Sơn Bắc.

Câu 24: Ở vùng lãnh thổ phía Nam, thành phần loài chiếm ưu thế là:

A. Xích đạo và nhiệt đới.
B. Cận nhiệt đới và xích đạo.
C. Nhiệt đới và cận nhiệt đới
D. Cận xích đạo và cận nhiệt đới.

Câu 25: Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là :

A. sự thất thường của nhịp điệu mùa, của dòng chảy sông ngòi, tính không ổn định của thời tiết
B. độ dốc sông ngòi lớn
C. xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi
D. bão lũ, rét hại vào mùa đông

Câu 26: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?

A. Tiếp xúc với thềm lục địa rộng, nông
B. Các cồn cát, đầm phá khá phổ biến
C. Mở rộng các bãi triền thấp phẳng
D. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, thay đổi theo mùa

Câu 27: Sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm:

A. chảy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông
B. chảy theo hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi
C. chảy theo hướng tây - đông
D. chảy theo hướng vòng cung và tây bắc – đông nam

Câu 28: Vùng thềm lục địa nước ta có đặc điểm nổi bật là:

A. có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển
B. thay đổi theo từng đoạn bờ biển
C. độ rộng – hẹp, nông – sâu phụ thuộc vào vùng đồng bằng ven biển
D. độ rộng – hẹp, nông – sâu phụ thuộc vào vùng đồi núi kề bên

Câu 29: Sự phân hóa theo độ cao của nước ta KHÔNG biểu hiện rõ nhất ở các thành phần tự nhiên nào?

A. Sinh vật
B. Thổ nhưỡng
C. Khí hậu.
D. Khoáng sản

Câu 30: Thiên nhiên vừng núi Đông Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa
B. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới
C. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
D. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa

Câu 31: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu nào

A. Cận nhiệt đơi hải dương
B. Nhiệt đới lục địa
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
D. Cận xích đạo gió mùa

Câu 32: Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy :

A. Ngân Sơn.
B. Sông Gâm.
C. Đông Triều.
D. Bắc Sơn

Câu 33: ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất

A. Vùng biển Bắc Bộ
B. Vùng biên Nam Bộ
C. Vùng biển Bắc Trung Bộ
D. Vùng biển Nam Trung Bộ

Câu 34: Hệ thống ngòi ở miền núi của ba miền tự nhiên có thế mạnh chung là:

A. thủy điện.
B. bồi tụ phù sa.
C. giao thông.
D. thủy sản.

Câu 35: Đai nhiệt đới gió mùa phân bố ở độ cao trung bình:

A. Ở miền Bắc dưới 600 – 700 m; miền Nam lên đến 900 – 1000m
B. Ở miền Bắc và miền Nam dưới 600 – 700m đến 900 – 1000m
C. Ở miền Bắc dưới 900-1000 m, miền Nam 600-700m
D. Ở miền Bắc từ 600 – 700 m trở lên; miền Nam 900 – 1000m trở lên

Câu 36: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
B. Nhiệt đới lục địa khô
C. Cận xích đạo gió mùa
D. Cận nhiệt đới hải dương

Câu 37: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây thể hiện rõ nhất ở:

A. sự phân hóa thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn với Tây Trường Sơn
B. sự phân hóa của thành 3 dải địa hình
C. sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ
D. sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn

Câu 38: Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do:

A. Thường xuyên bị lũ lụt.
B. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
C. Có địa hình tương đối cao và bị chia cắt.
D. Có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông.

Câu 39: Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên:

A. Mơ Nông.
B. Di Linh.
C. Đắc Lắc.
D. Plây-cu.

Câu 40: Đặc điểm nhiệt độ nào dưới đây không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

A. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo
B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC
C. Trong 2-3 tháng nhiệt độ trung bình thấp hơn 18oC
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn

...........

Đáp án trắc nghiệm phần phân hóa thổ nhưỡng, sinh vật

1B2A3C4C5B
6D7D8B9D10C
11B12A13D14C15A
16C17B18A19B20C
21C31C41B51B61B
22C32B42D52A62C
23D33D43C53C63D
24A34A44C54B64B
25A35A45A55B65C
26B36C46D56A
27A37B47D57A
28A38D48C58C
29D39A49D59D
30D40A50A60D

...........

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Địa lý 12
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm