Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý Việt Nam ôn thi cấp tốc Trắc nghiệm Địa lí 12

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý Việt Nam ôn thi cấp tốc, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm, quan trọng nhất của môn Địa lí để ôn thi THPT Quốc gia 2024 hiệu quả hơn.

Bộ tài liệu ôn thi Địa lý gồm 15 trang, với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao, giúp các em ôn tập thật tốt. Bên cạnh đó, có thể tham khảo 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Câu hỏi trắc nghiệm Địa 12 ôn thi cấp tốc

Câu 1: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ Tây Á, Đông Phi và Tây Phi

  1. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
  2. Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu
  3. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ
  4. Do cả 3 nguyên nhân

Câu 2: Xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô lớn và nhịp độ cao là điều kiện để:

  1. Nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội
  2. Nước ta mở rộng buôn bán với nhiều nước trên thế giới
  3. Nước ta bộc lộ những hạn chế về vốn, công nghệ trong quá trình phát triển sản xuất.
  4. Tất cả các điều kiện trên

Câu 3: Những trở ngại chính đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta về TNTN là:

  1. Trữ lượng ít
  2. Số lượng nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán
  3. Ít loại có giá trị
  4. TNTN đang bị suy thoái nghiêm trọng

Câu 4: Tài nguyên giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam hiện nay là:

  1. Tài nguyên đất
  2. Tài nguyên sinh vật
  3. Tài nguyên nước
  4. Tài nguyên khoáng sản

Câu 5: Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt dối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay là:

  1. Tài nguyên đất
  2. Tài nguyên nước
  3. Tài nguyên sinh vật
  4. Tài nguyên khoáng sản

Câu 6: Trong các tài nguyên sau loại nào bị suy giảm nghiêm trọng nhất:

  1. Tài nguyên đất
  2. Tài nguyên biển
  3. Tài nguyên rừng
  4. Tài nguyên nước

Câu 7: Để phát triển kinh tế của đất nước cần phải:

  1. Khai thác và sử dụng tốt tài nguyên thiên nhiên
  2. Nâng cao trình độ dân trí
  3. Có đường lối phát triển kinh tế hợp lý
  4. Biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực

Câu 8: Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là;

  1. Cấu trúc địa chất
  2. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài và thuận lợi
  3. Việc khai thác luôn đi đôi với việc cải tạo và bảo vệ
  4. Điều kiện khí hậu thuận lợi

Câu 9: Tài nguyên đất của Việt Nam rất phong phú, trong đó có nhiều nhất là;

  1. Đất đồng cỏ
  2. Đất hoang mạc
  3. Đất phù sa
  4. Đất phù sa và đất feralit

Câu 10: Sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa đồng bằng sông Hồng và đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long là:

  1. Sự màu mỡ
  2. Diện tích
  3. Được bồi đắp hằng năm và không được bồi đắp hằng năm
  4. Độ nhiễm phèn, Độ nhiễm mặn

Câu 11: Đặc điểm của đất feralit là:

  1. Thường có màu đỏ, phèn, chau, nghèo, mùn
  2. Thường có màu đen, xốp thoát nước
  3. Thường có màu đỏ, vàng rất màu mỡ
  4. Thường có màu nâu, khô không thích hợp trồng lúa

Câu 12: Nguồn lực phát triển kinh tế xã hội là:

  1. Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, con người, đường lối chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội
  2. Những nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú của đất nước
  3. Điều kiện thường xuyên và cần thiết để phát triển xã hội loài người
  4. Tất cả những gì bao quanh con người

Câu 13: Nhiệt độ trung bình hằng năm của Việt Nam là:

  1. 20 độ C
  2. 18-22 độ C
  3. 22-27 độ C
  4. > 25 độ C

Câu 14: Thuận lợi nhất của khí hậu nước ta đối với sự phát triển kinh tế là

  1. Giao thông vận tải hoạt động thuận lợi quanh năm
  2. Phát triển một nền nông nghiệp đa dạng phong phú
  3. Đáp ứng tốt việc tưới tiêu cho nông nghiệp
  4. Thúc đẩy sự đầu tư với sản xuất nông nghiệp

Câu 15: Tài nguyên khoáng sản Việt Nam tập trung nhiều nhất ở:

  1. Miền Bắc
  2. Miền Trung
  3. Miền Nam
  4. Miền đồng bằng

Câu 16: Diện tích rừng ở Việt Nam năm 1990 là:

  1. 14 triệu ha
  2. 10 triệu ha
  3. 9 triệu ha
  4. 9,5 triệu ha

Câu 17: Tài nguyên rừng của Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng thể hiện ở:

  1. Độ che phủ rừng giảm
  2. Diện tích đồi núi trọc tăng lên
  3. Mất dần nhiều động thực vật quý hiếm
  4. Diện tích rừng suy giảm, chất lượng rừng suy thoái

Câu 18: Nhịp độ gia tăng dân số biến đổi qua các thời kỳ, và tăng nhanh nhất qua các kỳ:

  1. 1931- 1960
  2. 1965- 1975
  3. 1979- 1989
  4. 1990- 2000

Câu 19: Gia tăng dân số tự nhiên là:

  1. Hiệu số của người nhập cư và người xuất cư
  2. Hiệu số của tỉ suất sinh và tỉ suất tử
  3. Tỷ lệ cao
  4. Tuổi thọ trung bình cao

Câu 20: Khu vực có gia tăng dân số tự nhiên cao nhất nước ta là:

  1. Đồng bằng Sông Cửu Long
  2. Đồng Bằng Sông Hậu
  3. Tây Nguyên
  4. Trung Du và Miền núi phía Bắc

Câu 21: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ dân số là:

  1. tỷ lệ sinh cao
  2. số người nhập cư nhiều
  3. dân số tăng quá nhanh
  4. tuổi thọ trung bình cao

Câu 22: Giải pháp nào hợp lý nhất để tạo sự cân đối dân cư:

  1. Giảm tỉ lệ sinh ở những vùng đông dân
  2. Di cư từ đồng bằng lên miền núi
  3. Tiến hành đô thị hóa nông thôn
  4. Phân bố lại dân cư ở các vùng, ngành và các miền

Câu 23: Các tỉnh, thành phố có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất là:

  1. Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên
  2. Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên.
  3. Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tây.
  4. Thái Bình, Thanh Hóa.

Câu 24: Nơi có tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Việt Nam là:

  1. Tây Nguyên
  2. Đồng Bằng Sông Hậu
  3. Đồng Bằng Sông Cửu Long
  4. Đồng bằng duyên hải miền Trung

Câu 25: Chất lượng cuộc sống là:

  1. Khái niệm phản ánh độ được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về vật chất, tinh thần và chất lương môi trường.
  2. Sự phản ánh tuổi thọ trung bình của dân cư
  3. Sự phản ánh mức độ học vấn của người dân
  4. Sự phản ánh mức độ sống của người dân

Câu 26: Nơi thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước ta là:

  1. Miền núi và trung du phía Bắc
  2. Đồng Bằng Sông Hậu
  3. Đông Nam Bộ
  4. Tây Nguyên

Câu 27: Để đảm bảo công bằng xã hội, văn minh, đảm bảo sự phát triển các nguồn lực con người và phát triển bền vững về kinh tế xã hội thì vấn đề cấp thiết đặt ra với nước ta hiện nay là:

  1. Xóa đói giảm nghèo
  2. Phát triển đô thị hóa
  3. Tăng viện trợ cho các vùng khó khăn
  4. Đẩy mạnh phát triển giáo dục

Câu 28: Phương hướng xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay là:

  1. Chú ý những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo
  2. Đẩy mạnh phát triển nông thôn và cải tiến hệ thống bảo trợ xã hội
  3. Triển khai có hiệu quả chương trình mực tiêu quốc ga về xóa đói giảm nghèo
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 29: Lực lượng lao động có kỹ thuật tập trung đông nhất ở:

  1. ĐBSH và vùng Đông Nam Bộ
  2. Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng
  3. Đồng bằng duyên hải miền Trung
  4. Miền núi và trung du phía Bắc

Câu 30: Nguyên nhân làm cho người lao động nước ta có thu nhập thấp là do:

  1. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được
  2. Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp
  3. Phải nhập nguyên liệu với giá cao
  4. Sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh lớn

Câu 31: Chiếm tỉ lệ lao động cao nhất hiện nay là

  1. Lao động hoạt động trong khu vực sản xuất vật chất
  2. Lao động hoạt động trong ngành dịch vụ
  3. Lao động hoạt động trong du lịch
  4. Lao động hoạt động trong khu vực không sản xuất vật chất nói chung

Câu 32: Để nâng cao chất lượng về mặt văn hóa trong đời sống văn hóa - xã hội thì cần phải.

  1. Ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các bệnh viện
  2. Tuyệt đối không cho du nhập văn hóa nước ngoài
  3. Nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc
  4. Đưa văn hóa về tận vùng sâu vùng xa

Câu 33: Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm, tỷ lệ tuổi thọ trung bình của người dân tăng là do:

  1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt
  2. Đời sống nhân dân phát triển
  3. Mạng lưới y tế phát triển
  4. Có sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại

Câu 34: Nguyên nhân chính làm cho nước ta có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa thế giới là do:

  1. Số người đi lao động học tập ở nước ngoài tăng
  2. Người nước ngoài vào Việt Nam đông
  3. Người nước ngoài vào Việt Nam đông
  4. Do sức hấp dẫn của văn hóa nước ngoài

Câu 35: Điểm xuất phát của nền kinh tế nước ta:

  1. Nền nông nghiệp nhỏ bé
  2. Nền công nghiệp hiện đại
  3. Trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại
  4. Nền nông nghiệp hiện đại

Câu 36: Do sự tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp nên trong một thời gian dài để xây dựng cơ sở vật chất thì nước ta cần phải

  1. Dựa vào viện trợ và vay nợ nước ngoài
  2. Xuất khẩu các tài nguyên khoáng sản
  3. Xuất khẩu lao động
  4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Câu 37: Vùng chuyên môn hóa về lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta là

  1. Đồng bằng sông Hồng
  2. Đông Nam Bộ
  3. Tây Nguyên
  4. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 38: Nguyên nhân nào dẫn đến sự yếu kém, khó khăn của nền kinh tế nước ta trước đây?

  1. Nước ta xây dựng nền kinh tế từ điểm xuất phát thấp
  2. Nền kinh tế chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài
  3. Mô hình kinh tế thời chiến kéo dài quá lâu
  4. Cả 3 nguyên nhân

Câu 39: Đối với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long thì vấn đề cần quan tâm nhất trong sự nghiệp giáo dục hiện nay là:

  1. Đa dạng hóa loại hình đào tạo
  2. Xóa mù và phổ cập tiểu học
  3. Nâng cao trình độ học vấn cho người dân
  4. Xây dựng hệ thống giáo dục hoàn chỉnh

Câu 40: Kết quả quan trọng nhất của cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta là:

  1. Xây dựng nền kinh tế tự chủ
  2. Cơ cấu ngành được điều chỉnh phù hợp với nguồn lực hiện có
  3. Cơ cấu lãnh thổ có sự chuyển biến
  4. Đẩy lùi được nạn đói

Câu 41: Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do

A. vị trí địa lí và hình thể nước ta.
B. vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.
C. lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.
D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.

Câu 42: Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là:

A. Cát bay, cát chảy.
B. Động đất.
C. Sạt lở bò biển.
D. Bão.

Câu 43: Những khối núi cao trên 2000 m đã

A. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta
B. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đói của nước ta
C. tác động đến cảnh quan thiên nhiên nhiệt đói của nước ta
D. phá võ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào?

A. Hạ Long, Cẩm Phả, Phúc Yên
B. Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả.
C. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên.
D. Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.

Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu biểu đồ khí hậu nào dưới đây có lượng mưa lớn tập trung từ tháng IX đến tháng XII?

A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.
B. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt.
C. Biểu đồ khí hậu Nha Trang.
D. Biểu đồ khí hậu Cà Mau.

Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong các khu kinh tế ven biển sau đây, khu kinh tế ven biển nào không nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Vân Đồn.
B. Chân Mây -Lăng Cô.
C. Dung Quất.
D. Chu Lai.

Câu 47: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT XH?

A. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường song
B. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng
C. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản
D. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản, lâm sản

Câu 48: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đói nửa cầu Bắc, nên

A. khí hậu có bốn mùa rõ rệt
B. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển
D. có nền nhiệt độ cao

Câu 49: Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc là

A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam
B. áp cao XiBia
C. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương
D. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc

Câu 50: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có vài sông nhỏ đổ ra biển, là nơi thuận lơi cho nghề

A. nuôi trồng thủy sản.
B. khai thác thủy hải sản.
C. chế biến thủy sản.
D. làm muối.

Câu 51: Công cuộc đổi mới ở nước ta được khẳng định từ

A. sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng4-1998
B. sau chỉ thị 100CT-TW ngày l3-1-1981
C. sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm l986.
D. sau khi đất nước thống nhất 30-4-1975

Câu 52: Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

A. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.
B. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
C. bị nhiễm mặn nặng nề.
D. có hệ thống đê điều chạy dài.

Câu 53: Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông

A. Sông Hồng - Sông Thái Bình
B. Sông Hồng và Sông Đà
C. Sông Đà và Sông Lô
D. Sông Tiền - Sông Hậu

Câu 54: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là

A. Sông Đà và sông Lô
B. Sông Cả và sông Mã
C. Sông Hồng và sông Cả
D. Sông Hồng và sông Mã

Câu 55: Sự thành công của công cuộc Đổi mói ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở

A. tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
B. số hộ đói nghèo giảm nhanh; trình độ dân trí được nâng cao.
C. hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
D. việc mở rộng các ngành nghề; tạo them nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Câu 56: Biện pháp nào không thể hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu?

A. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng
B. Nghiên cứu, phát triển các kĩ thuật công nghệ cao
C. Tiếp tục sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu truyền thống
D. Nghiên cứu phát triển các loại vật liệu mới

Câu 57: Vùng đất của nước ta là

A. toàn bộ phần đất liền và các các hải đảo.
B. phần đất liền giáp biển.
C. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
D. phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.

Câu 58: Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu của nước ta?

A. Làm giảm tính chất lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè.
B. Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn.
C. Làm tăng tính chất nóng và khô của khí hậu nước ta.
D. Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.

Câu 59: Động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các nước của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là do

A. sự tự do hóa đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực
B. sự tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên
C. tạo lập thị trường chung rộng lớn
D. sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên

Câu 60: Với chiều dài 3260 km, bờ biển nước ta chạy dài từ

A. Quảng Ninh đến Phú Quốc
B. Hạ Long đến Rạch Giá
C. Móng Cái đến Hà Tiên
D. Hải Phòng đến Cà Mau

Câu 61: Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta hiện nay phát triển nhanh chủ yếu do

A. tàu thuyền tốt hơn.
B. thị trường mở rộng.
C. nguồn lợi phong phú.
D. chế biến đa dạng.

Câu 62: Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là

A. lập vườn quốc gia.
B. tăng cường khai thác.
C. tích cực trồng mới.
D. làm ruộng bậc thang.

Câu 63: Xu hướng nổi bật của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

A. sản xuất hàng hóa.
B. chủ yếu xuất khẩu.
C. sản xuất nhỏ lẻ.
D. tăng tỉ trọng thịt các loại.

Câu 64: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta hiện nay

A. tập trung ở miền núi.
B. sản phẩm đa dạng.
C. cần ít lao động.
D. có ít ngành.

Câu 65: Vùng Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về

A. trồng cây lâu năm.
B. chăn nuôi đại gia súc.
C. trồng cây lương thực.
D. thủy điện, thủy lợi.

Câu 66: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Sóc Trăng.
B. Cà Mau.
C. Kiên Giang.
D. Bạc Liêu.

Câu 67: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động mạnh nhất ở vùng khí hậu nào?

A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Trung và Nam Bắc Bộ.

Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là các tháng

A. 11, 8, 10.
B. 9, 8, 10.
C. 10, 8, 11.
D. 10, 8, 9.

Câu 69: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây có diện tích lớn nhất khu vực đồi núi nước ta?

A. Đất feralit trên đá vôi.
B. Đất feralit trên các loại đá khác.
C. Các loại đất khác và núi đá.
D. Đất feralit trên đá badan.

Câu 70: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào sau đây là đô thị loại 2?

A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Thanh Hóa.
D. Thái Bình.

Câu 71: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào có quy mô GDP từ 15 - 100.000 tỉ đồng?

A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Nha Trang.
D. Vũng Tàu.

Câu 72: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây bông và đậu tương được trồng nhiều ở nơi nào sau đây?

A. Lào Cai.
B. Lai Châu.
C. Điện Biên.
D. Hòa Bình.

Câu 73: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Phan Thiết.
B. Quy Nhơn.
C. Quảng Ngãi.
D. Đà Nẵng.

Câu 74: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có ngành dệt, may?

A. Vinh.
B. Thanh Hóa.
C. Nam Định.
D. Hạ Long.

Câu 75: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết vùng nào có mật độ đường sắt cao nhất nước ta?

A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có du lịch biển?

A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Đà Lạt.
D. Cần Thơ.

Câu 77: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy nhiệt điện Na Dương thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Hà Giang
B. Quảng Ninh.
C. Cao Bằng.
D. Lạng Sơn.

Câu 78: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đường số 7 chạy qua tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Trị.
B. Thanh Hóa.
C. Nghệ An.
D. Quảng Bình.

Câu 79: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Liên Khương thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Kom Tum
B. Gia Lai.
C. Đắk Lắk.
D. Lâm Đồng.

Câu 80: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

A. Mộc Bài.
B. Đồng Tháp.
C. An Giang.
D. Hà Tiên.

Câu 81. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các sân bay nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai
B. Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai
C. Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh
D. Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất.

Câu 82. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam

Câu 83. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
D. Cả 3 vùng đều có bình quân GDP/người bằng nhau.

Câu 84. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đế thấp như sau

A. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.
B. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.
C. Phía Nam, miền Trung, phía Bắc.
D. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Địa lý Việt Nam

1A11A21C31A
2A12A22D32C
3B13C23C33A
4A14B24B34C
5D15A25A35A
6C16C26C36A
7D17D27A37D
8B18B28D38D
9D19B29B39B
10C20C30B40A
41A44D47B50D
42B45C48D51C
43A46A49.B52A
53C54A55C56A
57A58C59D60C
61B62C63A64B
65C66C67B68C
69B70C71B72C
73D74C75B76B
77D78C79D80A
81B82B83C84D
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm