Khắc phục lỗi Full Disk (100% disk) trên Windows 10

Lỗi đầy ổ cứng hay 100% disk usage là một trong những lỗi khá phổ biến đối với người sử dụng máy tính. Tuy nhiên cách khắc phục lỗi này lại không quá khó hay phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ.

Lỗi này là do hệ thống mặc định khởi chạy nhiều chương trình ngay khi bật máy, ổ cứng HDD không đọc kịp dẫn tới tình trạng lỗi Full 100%. Nếu chưa có điều kiện thay sang ổ SSD thì mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn để nhanh chóng khắc phục lỗi Full Disk trên Windows và giúp máy tính chạy nhanh hơn.

Windows 8 / 8.1 Windows 7

Hiệu suất chậm? Kiểm tra ổ đĩa

Lỗi hiệu suất rõ ràng xảy ra khi người dùng cố gắng dùng Windows Search để tìm một file hay chương trình nào đó. Mọi hoạt động trên PC đều cần tới drive để chạy.

Để xác định ổ đĩa có phải nguyên nhân khiến máy tính chạy chậm hay không, hãy nhấn Ctrl+Alt+Del và chọn Task Manager (hoặc click chuột phải vào Taskbar > Task Manager). Lưu ý, bạn có thể phải đợi một chút để hệ thống mở drive do nó đang bị đầy.

Kiểm tra ổ đĩa trên PC

Ở tab đầu tiên, Processes, tìm cột Disk. Nếu gặp vấn đề về hiệu suất, bạn sẽ thấy cột này báo 100% và được highlight bằng màu đỏ để báo cho bạn biết ổ đĩa có vấn đề hay không.

Các ổ cứng có vấn đề có thể gây lỗi Full Disk - 100% disk trên Windows 10. Tuy nhiên, dùng công cụ kiểm tra ổ đĩa tích hợp sẵn trên Windows có thể khắc phục được lỗi này.

Mở Windows Explorer > chọn This PC, rồi xác định ổ cứng. Click chuột phải vào ổ C: và chọn Properties. Tại đây, tìm tab Tools và click Check trong công cụ kiểm tra lỗi.

Ở cửa sổ kết quả, click Scan drive. Đợi hệ thống quét ổ đĩa. Cuối cùng khởi động lại hệ thống và lỗi Full Disk có thể được khắc phục.

Quét virus trên máy tính

Đối với người dùng máy tính, cho dù bạn có cẩn thận tới đâu thi việc máy tính nhiễm virus là điều không thể tránh khỏi. Nguy cơ có thể tới từ việc bạn truy cập website, tải dữ liệu từ nguồn lạ hay đơn giản như việc kết nối USB... Và đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến máy tính của bạn hoạt động ì ạch, dù không mở quá nhiều tab hay các ứng dụng nhưng máy vẫn hoạt động gần như tối đa công suất.

Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng một số phần mềm diệt virus trả phí để mang lại hiệu quả tốt nhất, còn không thì những phần mềm miễn phí cũng làm rất tốt công việc của mình. Một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo: Avira, AVG, Kaspersky hay BitDefender...

Bài tham khảo:

Xóa Flash trên máy tính

Plugins

Flash đã đi vào dĩ vãng, những lỗ hổng bảo mật trên công cụ này sẽ là mối nguy hại tiềm tàng với người sử dụng máy tính. Dù không nhiều, nhưng việc cố gắng giữ và sử dụng những Flash này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi 100% disk usage (đặc biệt là với trình duyệt Chrome trên các hệ điều hành Windows 8 và Windows 10).

Chrome mới nhất có cách vô hiệu hóa Flash của riêng mình, các bạn có thể vào Menu / Settings / Show advanced settings / Privacy. Trong mục Content settings, tìm Flash và tick chọn cái thứ ba - Block sites from running Flash / Done. Khởi động lại trình duyệt và kiểm tra lại hiệu suất của máy.

Gỡ Flash

Còn nếu bạn đang sử dụng một trong các bản Chrome cũ thì có thể làm theo hướng dẫn trong bài "Cách bật, tắt plugin Adobe Flash Player trên Chrome" để tắt chương trình này đi hoặc nếu cần thiết thì có thể gỡ bỏ Flash trên máy tính luôn.

Không sử dụng những phần mềm "ngốn tài nguyên"

Phần mềm máy tính có rất nhiều loại, với nhiều tính năng khác nhau. Tuy nhiên vì để tối ưu hóa chất lượng của mình mà nhiều hãng đã "ngầm" cho phép sản phẩm của họ tự động sử dụng quá nhiều RAM, hoặc chạy ngầm trong máy (dù đã được tắt). Chính điều này khiến máy tính của chúng ta bị chậm đi khi sử dụng những phần mềm đó.

Những cái tên tiêu biểu là Chrome, CS6 và Skype. Không chỉ yêu cầu cao đối với hệ thống, mà khi sử dụng, chúng cũng "ngốn" không ít tài nguyên máy. Mở Task Manager, nếu thấy bất kỳ ứng dụng nào như vậy đang chạy, hãy chuột phải vào nó và Quit.

Xem thêm:

Khắc phục lỗi Chrome sử dụng quá nhiều RAM

Thoát Skype

Sau đó tiếp tục làm như sau:

  • Sử dụng tổ hợp phím Windows + R và nhập đường dẫn C:\Program Files (x86)/Skype\Phone\ rồi Enter.
  • Tìm file Skype.exe, chuột phải vào đó, chọn Properties.
  • Vào tab Security / Edit / APPLICATION PACKAGES.
  • Đánh dấu tick vào mục Write trong cột Allow.
  • Cuối cùng, nhấn vào Apply và OK.

Lỗi phần mềm PCI-Express Firmware

Với những người sử dụng hệ điều hành Windows 10, sau khi sử dụng một số phần mềm không đạt được hiệu quả như mong muốn. Họ đã kiểm tra và phát hiện những phần mềm này sử dụng StorAHCI.sys - một trình điều khiển sử dụng cho các thiết bị lưu trữ, kết nối với mạch chủ thông qua giao tiếp PCI Express.

Trước hết cần xác định xem có đúng máy tính bị lỗi này hay không, bằng cách:

  • Chuột phải vào biểu tượng My Computer / Device Manager hoặc This Computer / Properties / Device Manager (Windows 10) / IDE ATA/ATAPI Controllers.
  • Khi AHCI Controller xuất hiện, click đúp vào Driver / Driver Details. Nếu đường dẫn sau đây hiện ra, có nghĩa là bạn đang dính lỗi PCI-Express Firmware.

C: \ Windows \ system32 \ DRIVERS \ storahci.sys

Registry

Sửa lỗi:

  • Đóng tab Driver Details lại và chuyển sang tab Details.
  • Chọn Device instance path từ menu sổ xuống.
  • Chuột phải vào Value và Copy giá trị trong đó.
  • Paste tạm thời nó ra vị trí khác (Notepad, Word...) rồi mở hộp thoại Registry (Windows + R / Regedit).
  • Tìm theo đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE \ System \ CurrentControlSet \ Enum \ PCI.
  • Thay đổi giá trị của MSISupported thành "0" rồi OK.

Tắt chế độ theo dõi chẩn đoán của Windows 10

Tính năng theo dõi và chẩn đoán (DiagTrack) của Windows 10 được xây dựng nhằm mục đích phục vụ người dùng trong việc "nhờ" máy tính lưu lại những thói quen làm việc của mình. Tuy nhiên, với nhiều người không thích sự riêng tư cá nhân bị ghi lại thì việc vô hiệu hóa nó là điều cần thiết.

DiagTrack

Tính năng này cũng bị "đổ lỗi" trong việc sử dụng quá nhiều RAM, khiến máy tính hoạt động không được trơn tru. Các bạn vào:

  • Start, nhập từ khóa "cmd" rồi chuột phải vào đó chọn mở bằng quyền admin.
  • Nhập hai lệnh sau: sc config "DiagTrack" start= disabled và sc stop "DiagTrack" để vô hiệu hóa DiagTrack trên Windows.
  • Ngoài ra, cũng có thể thực hiện thêm một thao tác nữa, đó là vào Settings / System / Notification & actions và vô hiệu hóa Get tips, tricks and suggestions as you use Windows.

Đặt lại bộ nhớ ảo (Virtual Memory)

Bộ nhớ ảo là phần kết hợp giữa bộ nhớ RAM và khoảng trống trên ổ cứng. Khi RAM không đủ để đáp ứng thao tác nào của người dùng, bộ nhớ ảo sẽ tự động lấy thêm phần còn thiếu từ ổ cứng, điều này tuy không thường xuyên nhưng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi ổ cứng bị đầy.

Bộ nhớ ảo

Bạn có thể thiết lập lại bộ nhớ ảo của máy để khắc phục lỗi này:

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + Break/Pause, chọn Advanced System Settings.
  • Chọn Advanced, trong Performance, click vào Settings.
  • Tìm Advanced / Virtual memory / Change và bỏ dấu tick trong mục Automatically manage paging file size for all drives.

Bộ nhớ ảo

Cũng trong giao diện này, các bạn chọn ổ C:\ (hoặc ổ cài đặt hệ điều hành của bạn) rồi nhấn vào Custom rồi:

  • Điền các giá trị tương ứng vào hai mục Initial size và Maximum size (giá trị được tính bằng MB).
  • Chọn Set / OK.
  • Xóa dữ liệu đang có trong bộ nhớ tạm bằng cách sử dụng tổ hợp phím Windows + R, nhập từ khóa "temp" và xóa toàn bộ những gì có trong thư mục này.

Tuy nhiên, một điều cần chú ý, đó là trong Maximum size, các bạn không nên để giá trị lớn hơn 1,5 lần so với tổng số RAM thực tế đang có.

Sử dụng chế độ hiệu suất cao của Windows

Đây chính là High Performance Mode của máy tính. Khi kích hoạt và sử dụng chế độ này, một số trường hợp lỗi full đĩa có thể được khắc phục, tuy nhiên, nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài nó cũng sẽ gây ảnh hưởng lên laptop (sử dụng pin).

High performance mode

Cách kích hoạt chế độ High performance:

  • Từ màn hình chính desktop, nhấn tổ hợp phím Windows + X / Additional power settings.
  • Chọn tiếp High performance / OK.

Nếu không có tùy chọn này trong giao diện của mình, chúng ta sẽ phải sử dụng Create a power plan để tạo một kế hoạch mới và chọn High performance từ trong đó.

Tắt Service Connected User Experiences and Telemetry và Superfetch

Bước 1: Nhập từ khóa Services vào ô tìm kiếm, rồi nhấn vào kết quả tìm được.

Services

Bước 2: Giao diện Services xuất hiện, nhấn đúp chuột vào mục Connected User Experiences and Telemetry. Khi xuất hiện hộp thoại mới, nhấn vào thẻ General. Tại mục Startup Type, chuyển sang trạng thái Disabled, rồi nhấn OK để lưu lại thay đổi.

Startup type

Bước 3: Tiếp theo tìm tới mục Service Superfetch và nhấn đúp chuột vào đó. Khi xuất hiện hộp thoại mới, nhấn vào thẻ General. Tại mục Startup Type, chuyển sang chế độ Manual. Cũng nhấn OK để lưu lại thay đổi.

Manual

Bước 4: Cuối cùng, nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager. Lúc này bạn sẽ không thấy xuất hiện thông báo lỗi Full Disk nữa.

Task Manager

Tắt ứng dụng chạy ngầm trên Windows 10 Creator Updates

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings, rồi nhấn vào Privacy.

Privacy

Bước 2: Nhấn vào thẻ Background Apps, bật chế độ On ở tùy chọn Let apps run in the background.

Background Apps

Ngoài tất cả những cách ở trên, các bạn cũng nên tiến hành dọn dẹp máy tính, chống phân mảnh ổ cứng để nâng cao hiệu suất máy tính. Hoặc cũng thể thay thế sang ổ SSD để máy tính hoạt động tốt hơn.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

  • 2.627 lượt xem
Cập nhật: 15/10/2020
Xem thêm: Windows 10 Creators Update Full Disk
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm