Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 Sở GD&ĐT Ninh Bình tổng hợp các đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2017 của tỉnh Ninh Bình. Bộ tài liệu bao gồm đề thi thử THPT quốc gia 2017 các môn: Toán, Văn, Lý, Hóa, Sinh, Lịch Sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Mời các bạn cùng tải về để xem trọn bộ đề thi.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

THỜI GIAN NHÀN RỖI

Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: Tám giờ làm việc, tám giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có được tỉ lệ đều đặn như thế. Hai tiếng "nhàn rỗi" gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì, có vẻ "vô thưởng vô phạt", không quan trọng.

Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt,... Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!

Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.

Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,...là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.

Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.

(Theo Hữu Thọ, Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 94)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra một thành ngữ dân gian được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả, vì sao "Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn"?

Câu 4 (1,5 điểm). Anh/chị hãy giải thích tại sao "Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào"?

Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Cha ông ta thường nói "Nhàn cư vi bất thiện" (nhàn rỗi thường nảy sinh những hành vi xấu), còn Hữu Thọ lại khẳng định "Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ".

Ý kiến của anh/chị về vấn đề trên? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ).

Câu 2. (5,0 điểm)

Nhận xét về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng "Bài thơ gợi lên sự phong phú trong tâm hồn người con gái đang yêu: vừa nồng nhiệt vừa dè dặt, vừa tin tưởng vừa hoài nghi"(Dẫn theo Sách Giáo viên - Ngữ Văn Nâng cao 12, tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.118).

Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2010, tr. 155-156).

......Hết......

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al =27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Trong phân tử tetrapeptit Ala–Val–Gly–Glu, amino axit đầu N là

A. Ala. B. Gly. C. Glu. D. Val.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sử dụng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để làm mất tính cứng của nước.
B. NaAl(SO4)2.12H2O và (NH4)Al(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm.
C. Ở cùng một chu kỳ, bán kính kim loại kiềm lớn hơn bán kính kim loại kiềm thổ.
D. Hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong nước dư.

Câu 3: Cho m gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng phần dung dịch tăng thêm m gam. Kim loại M là

A. Ba. B. Cu. C. Na. D. Ag.

Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

A. Anilin. B. Glyxin. C. Alanin. D. Etylamin.

Câu 5: Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, trimetylamin, metyl aminoaxetat, saccarozơ, Gly-Ala, nilon-6,6. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH (trong điều kiện thích hợp) là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 6: Cho 20,7 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư, đến khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 11,2 lít khí H2 (đktc) và thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m có thể là

A. 49,80. B. 56,20. C. 58,45. D. 59,05.

Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2. B. Zn + 2CrCl3 → 2CrCl2 + ZnCl2.
C. 3Fe + 2O2 Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học Fe3O4. D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Câu 8: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là

A. 12,0. B. 13,1. C. 13,8. D. 16,0.

Câu 9: X là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Tên gọi của X là

A. glucozơ. B. amilozơ. C. amilopectin. D. saccarozơ.

Câu 10: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Sr. B. Be. C. Ba. D. Ca.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Câu 1: Hình ảnh sau thể hiện phương pháp nào trong những phương pháp tạo giống thực vật?

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

A. Nuôi cấy mô. B. Cấy truyền phôi.
C. Lai tế bào sinh dưỡng (xôma). D. Nuôi cấy hạt phấn.

Câu 2: Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là

A. 5BU. B. Cônsixin. C. Acridin. D. NMU.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quần thể ngẫu phối?

A. Các quần thể thường có sự đa dạng di truyền cao.
B. Trong quần thể các cá thể kết đôi tự do và ngẫu nhiên tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
C. Trong những điều kiện nhất định quần thể có thể duy trì tần số alen và thành phần kiểu gen.
D. Khi môi trường biến đổi quần thể thường không có khả năng thích nghi và dẫn đến diệt vong.

Câu 4: Lưới thức ăn gồm

A. có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
B. nhiều chuỗi thức ăn không có mắt xích chung.
C. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
D. nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Câu 5: Loài người xuất hiện vào kỉ

A. jura. B. đệ tứ. C. tam điệp. D. đệ tam.

Câu 6: Môi trường sống của giun đũa kí sinh là

A. môi trường trên cạn. B. môi trường sinh vật.
C. môi trường nước. D. môi trường đất.

Câu 7: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

A. Hóa thạch. B. Cơ quan thoái hóa.
C. Cơ quan tương đồng. D. Cơ quan tương tự.

Câu 8: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không có hại là mối quan hệ

A. hội sinh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. cộng sinh. D. hợp tác.

Câu 9: Các mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã là

A. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm.
B. cộng sinh, hội sinh, kí sinh.
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm.
D. cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là

A. đoạn êxôn. B. gen phân mảnh. C. đoạn intron. D. vùng vận hành.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Câu 1. Với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành một thắng lợi quân sự quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự", thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện

A. kế hoạch Bôlae. B. kế hoạch Rơve.
C. kế hoạch Nava. D. kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

Câu 2. Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như "xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là

A. tăng cường viện trợ quân sự.
B. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
C. tiến hành dồn dân, lập "ấp chiến lược".
D. sử dụng chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận".

Câu 3. Mục đích sâu xa của Mĩ khi can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương trong những năm 1950 - 1954 là

A. giúp đỡ cho chính quyền tay sai của Mĩ ở Đông Dương.
B. nhằm ràng buộc chính phủ Bảo Đại.
C. giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

Câu 4. Hãy chọn đáp án đúng điền vào những cụm từ còn thiếu cho đúng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975): " (1)...vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là (2) ... của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam".

A. "(1) Thống nhất đất nước (2) quy luật khách quan".
B. "(1) Chủ nghĩa xã hội (2) yêu cầu".
C. "(1) Giải phóng dân tộc (2) quy luật khách quan".
D. "(1) Thống nhất đất nước (2) yêu cầu".

Câu 5. Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải

A. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
B. ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
C. tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài để phát triển kinh tế.
D. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước?

A. Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.
B. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
C. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.
D. Những quyết định của kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7 - 1976).

Câu 7. Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)?

A. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN.
B. Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc.
C. Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực còn lại.
D. Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.

Câu 8. Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
B. Chi phí cho quốc phòng thấp.
C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

Câu 9. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975 do Đảng đề ra và thực hiện thành công là

A. tự do nhân dân và chủ nghĩa xã hội.
B. cải cách ruộng đất và chủ nghĩa xã hội.
C. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
D. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Câu 10. "Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do...". (Trích SGK Lịch sử 12 Cơ bản, tr.88, NXBGD 2008).

Đoạn tư liệu trên thuộc văn kiện nào?

A. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
B. Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (2-1930).
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Cương lĩnh trính trị của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Câu 1: Trong những năm qua, sản lượng lúa của nước ta tăng lên liên tục chủ yếu là do

A. mở rộng diện tích gieo trồng lúa.
B. đưa vào sử dụng các giống lúa mới.
C. thâm canh tăng năng xuất lúa.
D. tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp.

Câu 2: Cho biểu đồ:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2014

Qua biểu đồ về năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010-2014 ở trên. Để đọc và hiểu biều đồ cần phải bổ sung nội dung nào sau đây?

A. Năm. B. Đơn vị tính
C. Chú giải. D. Tên biểu đồ.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm chung của Biển Đông?

A. Nằm trong vùng nhiệt đới khô.
B. Là biển tương đối kín.
C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.

Câu 4: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác là do

A. hoạt động chế biến hải sản đa dạng.
B. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.
C. có nhiều loài cá quý, loài tôm mực.
D. có hai ngư trường trọng điểm.

Câu 5: Loại tài nguyên mới được khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. muối biển. B. dầu và khí.
C. hải sản. D. cát thuỷ tinh.

Câu 6: Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở vùng đồng bằng sông Hồng là

A. mưa lũ. B. triều cường.
C. nước biển dâng. D. lũ nguồn.

Câu 7: Lao động có trình độ chuyên môn cao ở nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở

A. nông thôn. B. thành thị.
C. vùng núi. D. cao nguyên.

Câu 8: Hạn chế lớn nhất để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. diện tích đất canh tác không lớn.
B. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
C. mùa khô sâu sắc, thiếu nước ngọt.
D. cơ sở vật chất, kĩ thuật kém phát triển.

Câu 9: Hiện tượng "phơn" khô nóng ở Bắc Trung Bộ nước ta là do gió mùa tây nam gặp dãy núi

A. Bạch Mã. B. Trường Sơn Bắc.
C. Hoàng Liên Sơn. D. Tam Đảo.

Câu 10: Ba vùng có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 80% sản lượng của cả nước là

A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

Câu 1: Nghi ngờ con trai anh Q lấy trộm máy tính xách tay của mình nên ông H đã tự ý vào khám xét nhà anh Q. Ông H đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Tự do đi lại.
B. Tự do cư trú.
C. Được bảo đảm bí mật đời tư.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 2: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Chị H và K. B. Chị H và chồng.
C. Chị M, H và K. D. K, chị H và chồng.

Câu 3: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư kí riêng, chị H đã đến nơi làm việc của chồng lăng mạ, sỉ nhục thư kí riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
C. Được pháp luật bảo đảm về tình cảm.
D. Được pháp luật bảo đảm bí mật đời tư.

Câu 4: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. Công khai, minh bạch.
C. Phổ thông, công khai, tự do và bỏ phiếu kín.
D. Dân chủ, công khai.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Bình đẳng giữa người trong dòng tộc.
C. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

Câu 6: Công dân được hưởng mức sống đầy đủ về vật chất là nội dung quyền được

A. bảo hộ. B. kinh doanh.
C. chăm sóc. D. phát triển.

Câu 7: Tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là công dân đã thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực

A. văn minh đô thị.
B. quốc phòng, an ninh.
C. an toàn xã hội.
D. định hướng nghề nghiệp.

Câu 8: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.

Câu 9: Một trong những con đường để công dân thực hiện quyền ứng cử là tự

A. quyết định. B. vận động.
C. tranh cử. D. ứng cử.

Câu 10: Anh Q giả mạo chữ kí của vợ để bán nhà thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng lấy tiền đầu tư chứng khoán. Anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Hôn nhân và gia đình. B. Đầu tư.
C. Đạo đức và kinh tế. D. Kinh doanh.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Tiếng Anh

Question 1: A. balance B. bake C. brave D. station

Question 2: A. booked B. caused C. matched D. pushed

Mark the letter A, B, C, o r D on your answer sheet to indicate the word that differs from the rest in the position of the main stress in each of the following questions.

Question 3: A. determine B. cultural C. informal D. tradition

Question 4: A. person B. signal C. instance D. attract

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to show the underlined part that needs correction in each of the following questions.

Question 5: Most vacationers can't stand travelling in packed cars or stay in dirty hotel rooms.
A B C D

Question 6: Every country has its own traditions, some of them have existed for centuries.
A B C D

Question 7: The shocking news in newspapers are what people are talking about this morning.
A B C D

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.

Question 8: We'd better _________ early so as to avoid the heavy traffic.

A. set off B. go about C. come apart D. take up

Question 9: When you come out of the lift, you will see two doors, a red one and a blue one. My door is _________ blue.

A. an B. ø C. a D. the

Question 10: By the end of next year, George _________ Japanese for 2 months.

A. has learnt B. would learn C. will have learnt D. will have

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo