Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 Sở GD&ĐT Đồng Tháp (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 Sở GD&ĐT Lâm Đồng là bộ tài liệu tổng hợp các đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn: Toán, Văn, Lý, Hóa, Sinh, Lịch Sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Đây là các đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2017 nhằm định hướng ôn luyện và giúp các bạn thí sinh làm quen với cấu trúc đề thi THPT quốc gia. Mời các bạn cùng tải về để xem trọn bộ đề thi.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời những yêu cầu bên dưới:

Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.

Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.

Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.

Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.

(Không gì là không thể, George Matthew Adams)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Theo anh/chị, như thế nào là một ước mơ phù hợp và một kẻ mơ mộng?

Câu 3. Để hiện thực hóa ước mơ trong tâm trí của mình, tác giả văn bản trên khuyên chúng ta cần phải làm như thế nào?

Câu 4. Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được đặt ra trong văn bản phần Đọc hiểu: Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.

Câu 2. (5,0 điểm)

"Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không".

(Trích Vợ nhặt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 28)

"Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!".

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 76)

Cảm nhận của anh/chị về phẩm chất của nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) qua hai đoạn trích trên.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật Lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật Lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật Lý

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch Sử

Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947 là

A. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.
B. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi.
C. chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.
D. buộc Pháp phải chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang đánh lâu dài với ta.

Câu 2: Những quyết định của Hội nghị Ianta đã đưa đến hệ quả gì?

A. Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước Đức với hai chế độ chính trị khác nhau.
B. Liên hợp quốc được thành lập.
C. Một trật tự thế giới mới được hình thành-trật tự hai cực Ianta.
D. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt tận gốc.

Câu 3: Nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. sự năng động và tầm nhìn xa của các công ti Nhật.
B. truyền thống lao động, sáng tạo, cần cù, tiết kiệm của người dân Nhật.
C. ứng dụng thành công các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
D. trình độ quản lí vĩ mô của nhà nước Nhật.

Câu 4: Trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên, con người cần dựa vào nhân tố nào?

A. Công cụ sản xuất mới.
B. Nguồn năng lượng tái tạo.
C. Hệ thống máy tự động.
D. Nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.

Câu 5: Tại sao Pháp lại chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơnevơ năm 1954?

A. Do sức ép của Liên Xô.
B. Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang.
C. Pháp bị thất bại ở Điện Biên Phủ.
D. Dư luận nhân dân thế giới phản đối.

Câu 6: Sự kiện nào dưới đây đã buộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển từ đánh Pháp sang hòa hoãn nhân nhượng với Pháp?

A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
C. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
D. Vì Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa-Pháp.

Câu 7: Hậu quả tiêu cực nhất mà cách mạng khoa học-kĩ thuật gây cho con người và môi trường là

A. hiện tượng ô nhiễm môi trường.
B. hiện tượng trái đất nóng dần lên.
C. những tai nạn lao động, giao thông, các loại bệnh dịch mới.
D. cuộc chạy đua vũ trang đã làm xuất hiện những loại vũ khí hiện đại có thể hủy diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

Câu 8: Cho các sự kiện sau:

1. Nhật đảo chính Pháp.
2. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
3. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian

A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 1, 3 D. 1, 3, 2

Câu 9: Yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển của thương mại quốc tế.
B. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế.
D. Việc duy trì liên minh giữa Mĩ và Nhật.

Câu 10: Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947 nhằm mục đích gì?

A. Buộc ta phải đàm phán với những điều khoản có lợi cho chúng.
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Giành thắng lợi về quân sự để rút quân về nước.
D. Khóa chặt biên giới Việt-Trung, chặn nguồn liên lạc của ta với thế giới.

Câu 11: Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là

A. chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn (Liên xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
B. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

Câu 12: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Nông nghiệp và khai mỏ.
B. Giao thông vận tải.
C. Nông nghiệp.
D. Ngoại thương, công nghiệp.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định sơ bộ (6-3-1946)?

A. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ.
B. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.
C. Ta đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Trung Hoa Dân Quốc.
D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

Câu 14: Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?

A. Công nhân. B. Địa chủ.
C. Tư sản dân tộc. D. Nông dân.

Câu 15: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực nào?

A. Sản xuất nông nghiệp. B. Công nghiệp nhẹ.
C. Công nghiệp vũ trụ. D. Công nghiệp nặng.

Câu 16: Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?

A. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goócbachốp tại đảo Manta (12-1989).
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10-1991).
D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.

Câu 17: Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?

A. Buộc Mĩ phải dùng năng lượng nguyên tử phục vụ hòa bình.
B. Giải quyết được vấn đề khủng hoảng năng lượng.
C. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
D. Vươn lên đứng đầu thế giới về vũ khí hạt nhân.

Câu 18: Chiến thắng nào sau đây có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954)?

A. Chiến thắng Việt Bắc (1947).
B. Chiến thắng Biên giới (1950).
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
D. Chiến thắng Hòa Bình (1951-1952).

Câu 19: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gầy dựng nên nước Việt Nam độc lập...". Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào dưới đây?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).
B. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam (1951).
D. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951).

Câu 20: Lực lượng nào đã dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

A. Đế quốc Mĩ.
B. Quân Trung Hoa Dân quốc.
C. Thực dân Anh.
D. Phát xít Nhật.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001 – 1 000 000 người?

A. Hải Phòng, Huế.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
C. Hà Nội, Nha Trang.
D. Cần Thơ, Đà Nẵng.

Câu 2: Cây công nghiệp quan trọng số một của Trung du miền núi Bắc Bộ là

A. cao su. B. cà phê. C. chè. D. hồ tiêu.

Câu 3: Trong cơ cấu sử dụng đất ở nước ta, loại đất có khả năng tăng liên tục là

A. đất nông nghiệp.
B. đất chuyên dùng và thổ cư.
C. đất rừng ngập mặn.
D. đất chưa sử dụng.

Câu 4: Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là

A. nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.
B. có các dòng hải lưu nóng hoạt động quanh năm.
C. thành phần sinh vật biển nhiệt đới chiếm ưu thế.
D. có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

Câu 5: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Sông nhiều nước, giàu phù sa.
B. Phần lớn sông ngắn, dốc.
C. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam.
D. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về hiện trạng tài nguyên rừng của nước ta?

A. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm.
B. Tài nguyên rừng đang tiếp tục suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng.
C. Tài nguyên rừng đang phục hồi cả về diện tích lẫn chất lượng.
D. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục suy giảm.

Câu 7: Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
B. Kết hợp giữa nhiệt điện và thủy điện thành mạng lưới điện quốc gia.
C. Khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
D. Đưa điện về phục vụ nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Câu 8: Vùng nào sau đây có diện tích trồng cao su lớn nhất nước ta hiện nay?

A. Bắc Trung Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.

Câu 9: Yếu tố có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. khai thác tổng hợp biển, đảo. B. nuôi trồng thủy sản.
C. bảo vệ rừng ngập mặn. D. phát triển thủy lợi.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp Trung Quốc vừa giáp Lào?

A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Lào Cai. D. Sơn La.

Câu 11: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho

A. thiên nhiên nước ta có sự phân hóa sâu sắc.
B. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên nước ta được bảo toàn.
C. khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Câu 12: Mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố nào sau đây?

A. Tính chất của nền kinh tế.
B. Điều kiện tự nhiên.
C. Trình độ phát triển kinh tế.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy thủy điện đang xây dựng trên sông Chu là

A. Sơn La. B. Bản Vẽ. C. Cửa Đạt. D. Rào Quán.

Câu 14: Huyện đảo Lý Sơn thuộc vùng kinh tế nào sau đây?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ.

Câu 15: Nội thủy là

A. vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
B. vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
C. vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
D. vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 16: Loại hình giao thông vận tải thuận lợi nhất để nước ta giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á là

A. đường hàng không. B. đường sông. C. đường biển. D. đường bộ.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 15 triệu đồng đến 18 triệu đồng?

A. Đồng Nai. B. Long An.
C. Đồng Tháp. D. Lâm Đồng.

Câu 18: Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn ở nông thôn là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác với nông thôn.
B. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm.
C. Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn.
D. Thành thị đông dân hơn nên lao động dồi dào.

Câu 19: Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây là do

A. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
B. nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
C. nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.
D. dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 20: Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. khai thác đất trồng lúa từ các bãi bồi ven sông, ven biển.
B. cải tạo đất phèn, mặn.
C. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng.
D. khai hoang mở rộng diện tích, đẩy mạnh thâm canh.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

Câu 1: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật, qui định mối quan hệ cơ bản giữa

A. Nhà nước với công dân.
B. Công dân với pháp luật.
C. Nhà nước với pháp luật.
D. Công dân với Nhà nước và pháp luật.

Câu 2: Đâu là bản chất của pháp luật?

A. Tính giai cấp và tính chính trị.
B. Tính xã hội và tính kinh tế.
C. Tính giai cấp và tính xã hội.
D. Tính kinh tế và tính xã hội.

Câu 3: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 4: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí

A. giáo dục. B. chính trị. C. nhà nước. D. kinh tế.

Câu 5: Đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tính mạng và sức khỏe của công dân.
B. tinh thần và tài sản của công dân.
C. nhân phẩm của công dân.
D. danh dự của công dân.

Câu 6: Xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực

A. văn hóa. B. xã hội. C. tư tưởng. D. kinh tế.

Câu 7: Hành vi trái pháp luật có thể bằng hành động hoặc không hành động là hành vi vi phạm

A. truyền thống. B. phong tục. C. pháp luật. D. đạo đức.

Câu 8: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của

A. xã hội. B. nhân dân. C. nhà nước. D. pháp luật.

Câu 9: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào

A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. tùy theo quy định của mỗi địa phương.
D. tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 10: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển .......của đất nước.

A. văn hóa - xã hội. B. kinh tế - chính trị.
C. kinh tế - xã hội. D. văn hóa - tư tưởng.

Câu 11: Việc công dân có thể học chính qui hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối..., là nội dung của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời.
B. học tập không hạn chế.
C. học bất cứ ngành nghề nào.
D. đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 12: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đều bình đẳng trước pháp luật là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các

A. tầng lớp. B. tôn giáo. C. giai cấp. D. dân tộc.

Câu 13: Bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất là những trường hợp thuộc đối tượng?

A. Sau khi mắc sai lầm.
B. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội.
C. Đang bị truy nã.
D. Đang chuẩn bị phạm tội.

Câu 14: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
B. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn các tôn giáo nhỏ.
C. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.
D. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Câu 15: Việc làm nào dưới đây không phân biệt đối xử giữa các dân tộc?

A. Mỗi dân tộc đều có tiết mục biểu diễn trong ngày hội văn hóa của huyện.
B. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống.
C. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì đó là người dân tộc thiểu số.
D. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo