Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 liên trường THPT Nghệ An Đề thi minh họa môn Toán, Ngữ văn, Sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, tiếng Anh, GDCD

Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Download.vn tham khảo tài liệu Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 liên trường THPT Nghệ An có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 liên trường THPT Nghệ An là tài liệu tổng hợp đề thi thử các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Hóa học môn GDCD. Đây là Đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2019 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi minh họa môn Ngữ văn năm 2019

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?

Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (…) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.

(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở điểm nào?

Câu 2. Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì?

Câu 3. Ngoài sự lí giải của tác giả, anh/chị hãy chỉ ra một điểm khác biệt tạo nên thành công và thất bại theo quan điểm của mình.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công.

Câu 2 (5.0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết về Sông Đà: “Có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” (Nguyễn Tuân - Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.187)

Anh/chị hãy phân tích hình ảnh con sông Đà hung bạo để làm nổi bật điều đó và nhận xét về cái Tôi độc đáo của nhà văn.

------------------------- Hết -------------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

...................

Đề thi minh họa môn Lịch sử năm 2019

Câu 1: Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chứng tỏ điều gì?

A. Giai cấp tư sản chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức tạp.

B. Cuộc khởi nghĩa chưa tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia.

C. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế bị động, chưa có đường lối đúng đắn, thực dân Pháp còn mạnh.

Câu 2: Mục tiêu của phong trào Cần vương là

A. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập thể chế cộng hòa.

B. lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập nền quân chủ lập hiến.

D. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.

Câu 3: Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ la tinh là giai cấp tư sản dân tộc.

C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh, Mĩ la tinh là đấu tranh chính trị.

D. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 4: Các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương là

A. chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

D. độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 5: Chiến tranh lạnh kết thúc đã dẫn tới sự thay đổi lớn nhất trong quan hệ quốc tế là gì?

A. Phong trào đòi tự do, dân chủ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới phát triển mạnh mẽ.

B. Mĩ, Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, ký các Hiệp định về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

C. Xung đột, nội chiến, tranh chấp vẫn diễn ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

D. Trật tự hai cực I an ta sụp đổ, trật tự thế giới mới hình thành theo xu hướng “đa cực”.

Câu 6: Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra vấn đề gì cho cách mạng nước ta?

A. Đoàn kết với các dân tộc Đông Dương.

B. Xây dựng khối liên minh công- nông.

C. Có đường lối cách mạng đúng đắn

D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 7: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

2. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.

3. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

A. 2,3,4,1.

B. 1,4,2,3.

C. 1,2,3,4.

D. 1,3,2,4.

Câu 8: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giữa giai cấp công nhân với đế quốc Pháp và tay sai.

B. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.

C. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến và thực dân Pháp.

D. giữa giai cấp tư sản, tiểu tư sản với đế quốc Pháp và tay sai.

Câu 9: Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?

A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.

B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào

tháng 7- 1956.

D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 10: Đại hội lần thứ VII của quốc tế cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù của nhân dân thế giới là

A. bọn phản động thuộc địa.

B. chủ nghĩa đế quốc.

C. chủ nghĩa thực dân.

D. chủ nghĩa phát xít.

Câu 11: Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại?

A. Do sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế, tài chính.

B. Do sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây.

C. Các nước muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

D. Do sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta.

Câu 12: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”? A. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao.

B. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

C. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia.

D. Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3.

Câu 13: Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ… trong nội dung sau đây:

“Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về…(1) mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng…(2) phân tán lực lượng trên những địa bàn…(3) mà chúng không thể bỏ”. (SGK Lịch sử lớp 12- trang 147)

A. 1- chiến lược, 2- bị động, 3- xung yếu.

B. 1- chiến lược, 2- phải, 3- lợi hại.

C. 1- chiến lược, 2- chủ động, 3- quan trọng .

D. 1- lực lượng, 2- chủ động, 3- quan trọng.

Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

A. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. Là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.

C. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.

D. Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.

...........

Đề thi minh họa môn Toán học năm 2019

..........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo