Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 8

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.

Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 8 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 8 Chân trời sáng tạo

PHÒNG GD&ĐT............

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ Lớp 8

Năm học: 2023 - 2024

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không đúng nguyên nhân làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Vấn đề hòa bình, tự do và ruộng đất chưa được giải quyết.
B. Chế độ Nga hoàng phản động vẫn chưa sụp đổ hoàn toàn.
C. Nhân dân muốn xóa bỏ Chính phủ tư sản lâm thời.
D. Nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền cùng tồn tại.

Câu 2 (0,25 điểm). Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?

A. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.
B. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của đế quốc.
C. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.
D. Thiết lập nền cộng hòa của giai cấp tư sản.

Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào không thuộc những chính sách cải cách chính trị của Minh Trị?

A. Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.
B. Ban hành Hiến pháp với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
C. Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.

Câu 4 (0,25 điểm). Sự ra đời của Đảng Quốc Đại (năm 1885):

A. diễn ra đồng thời với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Ấn Độ.
B. đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
C. đã mở đầu cao trào đấu tranh vũ trang đòi độc lập ở Ấn Độ.
D. đánh dấu giai cấp công nhân Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Câu 5 (0,25 điểm). Cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của:

A. thực dân Anh.
B thực dân Pháp.
C. thực dân Hà Lan.
D. đế quốc Mĩ.

Câu 6 (0,25 điểm). Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam – pu – chia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân có điểm chung là:

A. đặt dưới sự lãnh đạo của những trong hoàng tộc.
B. các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa.
C. kéo dài nhiều năm liền, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.
D.có sự đoàn kết, phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương chống kẻ chung.

Câu 7 (0,25 điểm). Bộ luật được ban hành dưới thời vua Gia long có tên gọi là gì?

A. Quốc triều hình luật.
B. Hoàng Việt luật lệ.
C. Hình thư.
D.Hình luật.

Câu 8 (0,25 điểm). Làng nghề thủ công nghiệp nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây?

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Láng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh”.

A. Làng Đông Hồ (Bắc Ninh).
B. Làng Chu Đậu (Hải Dương).
C. Làng Bát Tràng (Hà Nội).
D. Làng Sình (Thừa Thiên Huế).

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu và tác động của sự phát triển văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đến xã hội loài người.

Câu 2 (1,0 điểm). Để có một cuộc cải cách Duy tân Minh Trị thành công cần dựa trên những yếu tố nào? Liên hệ tới Việt Nam.

Câu 3 (0,5 điểm). Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhận định về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: “Trong lịch sử loài người chưa có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu sa như thế”. Theo em, hiện này giá trị của Cách mạng tháng Mười có còn không? Vì sao?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Đất mùn núi cao phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ:

A.1400 – 1500 trở lên.
B.1500 – 1600 trở lên.
C. 1600 – 1700 trở lên.
D. 1700 – 1800 trở lên.

Câu 2. Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?

A. Đất phù sa ngọt có độ phì cao, tơi xốp.
B. Đất phèn nghèo dinh dưỡng, đất chặt.
C. Ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
D. Độ phì thấp, nhiều cát, ít phù sa sông.

Câu 3. Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?

A. Giàu chất dinh dưỡng, nghèo mùn.
B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
C. Nhiều cát biển, phù sa tươi xốp.
D. Có màu nâu, tươi xốp và ít chua.

Câu 4. Ở nước ta, vùng nào sau đây có nguy cơ hoang mạc hóa cao nhất?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 5. Trong hệ sinh thái tự nhiên cạn, hệ sinh thái nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất?

A. Rừng kín thường xanh.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Rừng ôn đới trên núi.
D. Rừng tre nứa, tráng cỏ.

Câu 6. Biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật là:

A. nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
B. phạm vi phân bố loài tăng nhanh.
C. nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy.
D. xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo.

Câu 7. Ở nước ta, vùng biển nào sau đây tiếp liền với đất liền?

A. Nội thủy.
B. Lãnh hải.
C. Thềm lục địa.
D. Tiếp giáp lãnh hải.

Câu 8. Biển Đông có các vịnh biển lớn nào sau đây?

A, Thái Lan và Đà Nẵng.
B. Bắc Bộ và Thái Lan.
C. Vân Phong và Thái Lan.
D.Cam Ranh và Bắc Bộ.

PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Loại đấtTổng diện tích đất tự nhiên (%)
Feralit đồi núi thấp65%
Mùn núi cao11%
Phù sa24%

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta?

b. Nhận xét về nơi phân bố ba nhóm đất nêu trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Cho bảng số liệu:

Tên loàiSố lượng (loài)
Thú348
Chim869
Bò sát384
Lưỡng cư221
2 041

a. Nhận xét số lượng một số loài động vật bị đe dọa và yêu cầu bảo tồn ở nước ta.

b. Nguyên nhân nào làm cho sinh vật nước ta bị suy giảm đa dạng sinh học?

c.Vì sao cần phải bảo tồn đa dạng sinh học?

Câu 3 (0,5 điểm). Có đúng hay không khi nhận định: “Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước”.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 74
  • Lượt xem: 2.321
  • Dung lượng: 139,4 KB
Sắp xếp theo