-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới, dễ dàng Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ thật hay.
Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 1
Ở trong Nhớ Rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình. Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hòa bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng. Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan tỏa một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 2
Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú, đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. Ông chúa đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một mối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm. Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận… của con hổ nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ mang hàm nghĩa như một lời nhắn gửi kín đáo, tha thiết về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là cái giá của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.

Chọn file cần tải:
-
Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng 17,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Toán rời rạc - Nhập môn Toán rời rạc
10.000+ -
Soạn bài Con hổ có nghĩa - Kết nối tri thức 7
10.000+ 2 -
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
50.000+ -
Chứng minh câu Không thể sống thiếu tình bạn
50.000+ 2 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Dàn ý phân tích Đây mùa thu tới của Xuân Diệu (3 Mẫu)
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Phân tích bài thơ Chiếc lá đầu tiên (Dàn ý + 6 Mẫu)
50.000+
Mới nhất trong tuần
-
Bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đối với em
- Làm một bài thơ tám chữ thể hiện cảm xúc của em về gia đình, bạn bè, thiên nhiên
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng
- Cảm nhận về bài thơ Quê hương
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương
- Cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 bài Quê hương
- Kết bài về bài thơ Quê hương
- Mở bài về bài thơ Quê hương
- Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống
- Thảo luận về Những điều cần làm để góp phần làm cho nơi ta sống trở nên đẹp hơn
- Thảo luận về cách thể hiện tình cảm với người thân
- Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt
-
Bài 2: Giá trị của văn chương (Văn bản nghị luận)
- Phân tích tác phẩm Ý nghĩa văn chương
- Tóm tắt văn bản Ý nghĩa văn chương
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về Ý nghĩa văn chương
- Viết đoạn văn suy nghĩ về vấn đề dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội,...
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
- Phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
-
Bài 3: Những di tích lịch sử và danh thắng (Văn bản thông tin)
-
Bài 4: Con người trong thế giới kì ảo (Truyện truyền kì)
- Phân tích một số hình ảnh, chi tiết thể hiện khung cảnh cuộc sống “ngày xưa”
- Tóm tắt Truyện lạ nhà thuyền chài
- Phân tích Truyện lạ nhà thuyền chài
- Tóm tắt Dế chọi
- Phân tích Dế chọi của Bồ Tùng Linh
- Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc
- Viết đoạn văn tự sự dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật thợ phụ và ông Giuốc-đanh
- Kể một câu chuyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của em
- Viết đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học
-
Bài 5: Khát vọng công lí (Truyện thơ Nôm)
- Không tìm thấy