-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật Tóm tắt bài Cuộc tu bổ lại các giống vật
Tóm tắt Cuộc tu bổ lại các giống vật tổng hợp 3 mẫu tóm tắt ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu nhất kèm theo sơ đồ tư duy. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng hiểu và nắm được nội dung chính của tác phẩm.
Cuộc tu bổ lại các giống vật là tác phẩm thần thoại hay, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc với cách lí giải thú vị của con người thời cổ về các đặc tính, tập quán của loài vật quen thuộc với đời sống. Để nhanh chóng hiểu rõ hơn về tác phẩm mời các bạn theo dõi 4 mẫu tóm tắt dưới đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích truyện Prô-mê-tê và loài người và nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 10 Chân trời sáng tạo.
Tóm tắt Cuộc tu bổ lại các giống vật hay, ngắn nhất
Tóm tắt Cuộc tu bổ lại các giống vật bằng sơ đồ tư duy
Tóm tắt Cuộc tu bổ lại các giống vật
Câu truyện bắt đầu bằng cuộc tu bổ muôn loài. Những loài vật nào chưa đầy đủ có thể đến tìm thiên thần để xin tu sử, bổ sung cánh, chân,… Các loài vật đều tranh nhau xin những bộ phận mình còn thiếu. Chó và Vịt vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, thiên thần bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này và dặn lúc ngủ phải co chân lên. Từ đó Chó và Vịt đều co chân lúc ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng đến xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này có thói quen chới với ba lần trước khi đậu.
Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật
Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật nhưng lúc sơ khởi còn thiếu nguyên liệu và do sự nóng vội nên có một số động vật vẫn chưa có cấu tạo hoàn chỉnh. Vì vậy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để thực hiện việc tu bổ, bù đắp cho những con vật mà cơ thể còn khiếm khuyết. Nghe tin, các con vật tìm đến nơi để xin những thứ mình cần, dần dần mọi nguyên liệu cũng vừa hết. Lúc này, con vịt và con chó đều thiếu một cẳng nên đến xin nhưng vì đã hết nguyên liệu nên Thiên thần từ chối. Sau một hồi chó và vịt nài nỉ, ngài quyết định tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó và dặn rằng khi ngủ chớ để cẳng xuống đất. Từ đó, hai giống vật này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không.
Tiếp đến, mấy loại chim khác cũng đến cùng lúc như chiền chiện, đỏ nách,... Do hồi đó, Ngọc Hoàng làm vội nên tất cả đều thiếu hai chân. Cuối cùng, một trong ba vị Thiên thần bẻ một nắm chân hương, gắn cho mỗi con một đôi làm chân cùng lời dặn chịu khó giữ gìn, khi nào muốn dùng hãy nhớm chân xuống đất xem vững không rồi hãy đậu. Từ đó, các loài chim vẫn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.
Tóm tắt Cuộc tu bổ lại các giống vật ngắn gọn
Câu chuyện mở ra với một nhiệm vụ quan trọng: việc sửa chữa và hoàn thiện các loài vật. Ngọc Hoàng, trong quá trình sáng tạo muôn loài, nhận thấy rằng nhiều loài còn thiếu sót và cần được bổ sung để trở nên hoàn hảo. Các loài vật chưa đầy đủ có thể tìm đến các Thiên thần để xin tu bổ những bộ phận còn thiếu như cánh, chân, và các bộ phận khác. Trong khi các loài vật tấp nập đến với hy vọng được sửa chữa, không khí nơi đó trở nên hết sức nhộn nhịp. Mỗi loài đều tranh nhau để nhận được phần bổ sung cần thiết cho cơ thể mình. Chó và Vịt, do đến muộn hơn các loài khác, phát hiện ra rằng nguyên liệu đã cạn kiệt. Các Thiên thần không còn cách nào khác ngoài việc sử dụng chân ghế cũ để tạm thời làm chân cho hai loài này. Họ dặn dò chó và vịt rằng khi ngủ, cần phải co chân lên để tránh chạm đất. Từ đó, chó và vịt đã hình thành thói quen co chân khi ngủ. Một lúc sau, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng tìm đến xin chân. Với sự vội vàng trước đó, Thiên thần đã phải dùng chân hương để gắn cho các loài chim này. Họ dặn dò các loài chim phải thận trọng khi sử dụng và nên thử đặt chân xuống đất trước khi đậu. Từ đó, các loài chim có thói quen chới với ba lần để kiểm tra sự chắc chắn của chân trước khi đậu xuống, như một cách để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Chọn file cần tải:
- Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học (6 Mẫu)
Văn mẫu lớp 10: Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật (Dàn ý + 3 mẫu)
Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt tác phẩm Thần Sét (5 Mẫu)
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét (4 Mẫu)
Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt tác phẩm Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (6 Mẫu)
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật
Lớp 10 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 10: Hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại cuộc đời của mình khi trở thành hoàng hậu
10.000+ -
Nghị luận về câu Học thầy không tày học bạn (2 Dàn ý + 8 mẫu)
50.000+ -
Phân tích bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
50.000+ 1 -
Soạn bài Trái Đất - cái nôi của sự sống - Kết nối tri thức 6
10.000+ 1 -
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 21
10.000+ -
Bài dự thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (7 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia
100.000+ -
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi - Cánh Diều 6
50.000+ -
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+