Toán lớp 4 Bài 69: Ôn tập phân số Giải Toán lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 trang 107, 108, 109
Toán lớp 4 trang 107, 108, 109 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập Bài 69: Ôn tập phân số của Chủ đề 13: Ôn tập cuối năm.
Giải SGK Toán 4 trang 107 → 109 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều giải rất chi tiết, cụ thể giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 4 Ôn tập phân số Kết nối tri thức
Giải Toán 4 Kết nối tri thức Tập 2 trang 107, 108 - Luyện tập
Bài 1
Chọn câu trả lời đúng.
a) Phân số chỉ số phần đã tô màu của hình bên là:
A. \(\frac{5}{14}\) B. \(\frac{5}{9}\) | C. \(\frac{9}{14}\) D. \(\frac{14}{9}\) |
b) Đã tô màu \(\frac{3}{5}\) số con ếch của hình nào dưới đây?
Lời giải:
a) Hình đã cho được chia thành 14 phần bằng nhau, trong đó đã tô màu 9 phần.
Vậy phân số chỉ số phần đã tô màu của hình bên là: \(\frac{9}{14}\)
Đáp án đúng: C
b) Số con ếch trong mỗi đáp án được xếp thành 5 cột.
Khi đó, đã tô màu \(\frac{3}{5}\) số con ếch tức là đã tô màu 3 cột.
Đáp án đúng: B.
Bài 2
Số?
Lời giải:
a) \(\frac{36}{42}=\frac{18}{21}=\frac{6}{7}=\frac{30}{35}\)
b) \(\frac{80}{100}=\frac{16}{20}=\frac{4}{5}=\frac{40}{50}\)
Bài 3
Quy đồng mẫu số các phân số.
a) \(\frac{4}{7}\) và \(\frac{28}{35}\)
b) \(\frac{13}{20}\) và \(\frac{53}{100}\)
c) \(\frac{5}{6};\ \frac{9}{8}\) và \(\frac{11}{24}\)
Lời giải:
a) \(\frac{4}{7}\) và \(\frac{28}{35}\)
\(\frac{4}{7}=\frac{4\times5}{7\times5}=\frac{20}{35}\)
b) \(\frac{13}{20}\) và \(\frac{53}{100}\)
\(\frac{13}{20}=\frac{13\times5}{20\times5}=\frac{65}{100}\)
c) \(\frac{5}{6};\ \frac{9}{8}\) và \(\frac{11}{24}\)
\(\frac{5}{6}=\frac{5\times4}{6\times4}=\frac{20}{24}\)
\(\frac{9}{8}=\frac{9\times3}{8\times3}=\frac{27}{24}\)
Bài 4
>, <, = ?
a) \(\frac{5}{8} kg \ \ .?. \ \frac{6}{8} kg\) | \(\frac{13}{12} kg \ \ .?. \ 1\ kg\) |
b) \(\frac{11}{12}l\ \ .?.\ \frac{11}{14}l\) | \(\frac{5}{3}l\ \ .?.\ \frac{15}{9}l\) |
c) \(\frac{5}{6}m\ .?.\ \frac{17}{18}m\) | \(\frac{16}{7}m\ .?.\ 2\ m\) |
Lời giải:
a) \(\frac{5}{8} kg \ \ < \ \frac{6}{8} kg\) | \(\frac{13}{12} kg \ \ > \ 1\ kg\) |
b) \(\frac{11}{12}l\ \ >\ \frac{11}{14}l\) | \(\frac{5}{3}l\ \ =\ \frac{15}{9}l\) |
c) \(\frac{5}{6}m\ < \ \frac{17}{18}m\) | \(\frac{16}{7}m\ > \ 2\ m\) |
Bài 5
Có ba vòi nước cùng chảy vào một bể. Trong 1 giờ, vòi số 1 chảy được \(\frac{1}{4}\) bể nước, vòi số 2 chảy được \(\frac{2}{5}\) bể nước, vòi số 3 chảy được \(\frac{7}{20}\) bể nước. Hỏi trong 1 giờ, vòi nào chảy được nhiều nước nhất, vòi nào chảy được ít nước nhất?
Lời giải:
Ta có: \(\frac{1}{4}=\frac{1\times5}{4\times5}=\frac{5}{20}\)
\(\frac{2}{5}=\frac{2\times4}{5\times4}=\frac{8}{20}\)
\(\frac{7}{20}\)
Do \(\frac{5}{20}<\frac{7}{20}<\frac{8}{20}\) nên \(\frac{1}{4}<\frac{7}{20}<\frac{2}{5}\)
Vậy vòi 2 chảy được nhiều nước nhất, vòi 1 chảy được ít nước nhất.
Giải Toán 4 Kết nối tri thức Tập 2 trang 108, 109 - Luyện tập
Bài 1
Chọn câu trả lời đúng.
a) Phân số nào dưới đây bé hơn 1?
A. \(\frac{14}{11}\) | B. \(\frac{22}{33}\) | C. \(\frac{41}{39}\) | D. \(\frac{52}{47}\) |
b) Phân số nào dưới đây bằng phân số \(\frac{5}{7}\)?
A. \(\frac{10}{12}\) | B. \(\frac{12}{14}\) | C. \(\frac{15}{21}\) | D. \(\frac{25}{28}\) |
c) Phân số nào dưới đây lớn hơn phân số \(\frac{3}{5}\)?
A. \(\frac{3}{7}\) | B. \(\frac{15}{25}\) | C. \(\frac{2}{5}\) | D. \(\frac{12}{15}\) |
Lời giải:
a) Chọn A vì 22 < 33 nên \(\frac{22}{33}<1\)
b) Chọn C vì \(\frac{5}{7}=\frac{10}{14}=\frac{15}{21}=\frac{20}{28}\)
c) Chọn D vì \(\frac{12}{15}=\frac{4}{5}>\frac{3}{5}\)
Bài 2
Viết tên các con vật dưới đây theo thứ tự có cân nặng từ bé đến lớn.
Lời giải:
Ta có: \(\frac{5}{2}=\frac{10}{4};\ \ \frac{28}{8}=\frac{14}{4}\)
Vì \(\frac{9}{4}<\frac{10}{4}<\frac{14}{4}<\frac{19}{4}\) nên \(\frac{9}{4}<\frac{5}{2}<\frac{28}{8}<\frac{19}{4}\)
Vậy tên các con vật theo thứ tự có cân nặng từ bé đến lớn là: Vịt, gà, mèo, thỏ.
Bài 3
Các bạn Mai, Nam, Việt và Rô bốt chạy thi theo chiều dài sân trường. Mai chạy hết \(\frac{5}{6}\) phút, Nam chạy hết \(\frac{2}{3}\) phút, Việt chạy hết \(\frac{7}{12}\), Rô-bốt chạy hết \(\frac{11}{12}\) phút. Hỏi ai về đích đầu tiên, ai về đích cuối cùng?
Bài 4
Tính.
\(\frac{7\times9\times13}{13\times7\times21}\)