-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Toán 3: Em làm được những gì? Giải Toán lớp 3 trang 47, 48 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2
Giải Toán 3: Em làm được những gì? giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải phần Luyện tập trong SGK Toán 3 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 47, 48 chủ đề: Các số đến 10 000.
Giải SGK Toán 3 trang 47, 48 Chân trời sáng tạo tập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa, giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 3 Em làm được những gì sách Chân trời sáng tạo
Giải Luyện tập Toán 3 Chân trời sáng tạo trang 47, 48 - Tập 2
Bài 1
Đặt tính rồi tính.
a) 7864 + 329
c) 1205 x 6
b) 5017 – 4808
d) 2916 : 9
Lời giải:
Bài 2
Câu nào đúng, câu nào sai?
a) Chu vi một hình chữ nhật gấp 2 lần tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó.
b) Chu vi một hình vuông gấp 2 lần độ dài cạnh hình vuông đó.
c) Số 2000 gấp lên 3 lần thì được số 600.
d) Số 6000 giảm đi 3 lần thì được số 2000.
Lời giải:
a) Sử dụng cách tính chu vi hình chữ nhật: Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2
Vậy chu vi một hình chữ nhật gấp 2 lần tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó.
Câu a) đúng.
b) Sử dụng cách tính chu vi hình vuông: Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4 (chu vi một hình vuông gấp 4 lần độ dài cạnh hình vuông đó)
Câu b) sai.
c) Số 2000 gấp lên 3 lần thì được số:
2000 × 3 = 6000
Câu c) sai.
d) Số 6000 giảm đi 3 lần thì được số:
6000 : 3 = 2000.
Câu d) đúng.
Bài 3
Một bàn bóng bàn dành cho trẻ em có mặt là hình chữ nhật, chiều dài 152 cm, chiều rộng 71 cm. Tính chu vi mặt bàn đó.
Lời giải:
Chu vi mặt bàn là:
(152 + 71) x 2 = 446 (cm)
Đáp số: 446 cm
Bài 4
Chọn ý trả lời thích hợp:
Lời giải:
a) Cân nặng của con người được tính bằng đơn vị ki-lô-gam.
Bạn gái cân nặng 30 kg.
Chọn A.
b) Cân nặng của tờ giấy được tính bằng đơn vị gam.
Tờ giấy cân nặng 1 g.
Chọn B.
c) Chọn B.
d) Chọn A.
Bài 5
Số?
Gia đình Nam dự định nuôi cá, trồng cỏ cho bò và nuôi gà trên một khu đất hình vuông. Hình vẽ bên dựa trên ý kiến của bạn Nam. Theo hình vẽ, Nam tính được:
a) Chu vi ao cá là: .?. m.
b) Chu vi vườn cỏ là: .? . m.
c) Chu vi trại gà là: .?. m.
d) Chu vi cả khu đất là:. ?. m.
Lời giải:
a) Chu vi ao cá là:
30 + 40 + 50 = 120 (m)
Số cần điền vào dấu ? là 120.
b) Chu vi vườn cỏ là:
30 + 40 + 50 + 60 =180 (m)
Số cần điền vào dấu ? là 180.
c) Chiều rộng của trại gà là:
60 – 40 = 20 (m)
Chu vi trại gà là:
(60 + 20) × 2 = 160 (m)
Số cần điền vào dấu ? là 160.
d) Chu vi cả khu đất là:
60 × 4 = 240 (m)
Số cần điền vào dấu ? là 240.
Bài 6
Quan sát tờ lịch bên.
a) Số?
Theo thứ tự từ đầu tháng đến cuối tháng, các ngày thứ Bảy của tháng 4 năm 2023 là: .?. ; .?. ; .?. ; .? . ; .?.
b) Trả lời các câu hỏi sau.
- Tháng 4 năm 2023 có mấy ngày Chủ nhật?
- Chủ nhật cuối cùng là ngày nào ?
- Ngày 16 là Chủ nhật thứ mấy trong tháng?
Lời giải:
a) Theo thứ tự từ đầu tháng đến cuối tháng, các ngày thứ Bảy của tháng 4 năm 2023 là: 1 ; 8 ; 15 ; 22 ; 29.
b) Trả lời các câu hỏi:
- Tháng 4 năm 2023 có 5 ngày chủ nhật.
- Chủ nhật cuối cùng là ngày 30.
- Ngày 16 là chủ nhật thứ ba trong tháng.
Bài 7
Có thể, chắc chắn hay không thể?
Trong hộp có hai khối lập phương màu hồng và màu vàng (xem hình):
Không nhìn vào hộp, lấy ra một khối lập phương.
a) .?. lấy được khối lập phương màu vàng.
b) .?. lấy được khối lập phương màu hồng.
c) .?. lấy được khối lập phương màu đỏ.
Lời giải:
a) Vì trong hộp có khối lập phương màu vàng nên khả năng lấy được khối lập phương màu vàng là Có thể.
Có thể lấy được khối lập phương màu vàng.
b) Vì trong hộp có khối lập phương màu hồng nên khả năng lấy được khối lập phương màu hồng là Có thể.
Có thể lấy được khối lập phương màu hồng.
c) Vì trong hộp không có khối lập phương màu đỏ nên khả năng lấy được khối lập phương màu đỏ là Không thể.
Không thể lấy được khối lập phương màu đỏ.

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 3 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc (3 Dàn ý + 13 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về tình phụ tử
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về giờ trái đất (Dàn ý + 7 Mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng con Sông Đà (4 Dàn ý + 22 Mẫu)
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh
100.000+ 4 -
Soạn bài Cô bé bán diêm - Chân trời sáng tạo 6
10.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng (7 Mẫu)
10.000+ -
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 7 Mẫu)
50.000+ -
34 đề ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 9
50.000+ -
Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh
10.000+
Mới nhất trong tuần
Toán 3 - Tập 1
- 1. Ôn tập và bổ sung
- Ôn tập các số đến 1000
- Ôn tập phép cộng, phép trừ
- Cộng nhẩm, trừ nhẩm
- Tìm số hạng
- Tìm số bị trừ, tìm số trừ
- Ôn tập phép nhân
- Ôn tập phép chia
- Tìm thừa số
- Tìm số bị chia, tìm số chia
- Em làm được những gì?
- Mi-li-mét
- Hình tam giác. Hình tứ giác
- Khối hộp chữ nhật. Khối lập phương
- Xếp hình
- Xem đồng hồ
- Bài toán giải bằng hai bước tính
- Làm quen với biểu thức
- Tính giá trị của biểu thức
- Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
- Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
- Làm tròn số
- Làm quen với chữ số La Mã
- Em làm được những gì?
- Thực hành và trải nghiệm: Làm hộp bút bằng vỏ hộp đã qua sử dụng
- 2. Phép nhân, phép chia trong phạm vi 1000
- Bảng nhân 3
- Bảng chia 3
- Bảng nhân 4
- Bảng chia 4
- Một phần hai, một phần ba, một phần tư, một phần năm
- Nhân nhẩm, chia nhẩm
- Em làm được những gì?
- Nhân với số có một chữ số trong phạm vi 1000
- Nhân với số có một chữ số trong phạm vi 1000 (tiếp theo)
- Phép chia hết và phép chia có dư
- Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- Em làm được những gì?
- Bảng nhân 6
- Bảng chia 6
- Gấp một số lên một số lần
- Bảng nhân 7
- Bảng chia 7
- Bảng nhân 8
- Bảng chia 8
- Giảm một số đi một số lần
- Bảng nhân 9
- Bảng chia 9
- Em làm được những gì?
- Xem đồng hồ
- Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
- Hình tròn
- Nhiệt độ. Đo nhiệt độ
- Em làm được những gì?
- Thực hành và trải nghiệm: Giờ giấc - Thời tiết
- Ôn tập học kì 1
- 1. Ôn tập và bổ sung
Toán 3 - Tập 2
- 3. Các số đến 10 000
- Chục nghìn
- Các số có bốn chữ số
- So sánh các số có bốn chữ số
- Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
- Phép trừ các số trong phạm vi 10 000
- Em làm được những gì?
- Tháng, năm
- Gam
- Mi-li-lít
- Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
- Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số
- Em làm được những gì?
- Góc vuông, góc không vuông
- Hình chữ nhật
- Hình vuông
- Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác
- Chu vi hình chữ nhật
- Chu vi hình vuông
- Bảng thống kê số liệu
- Các khả năng xảy ra của một sự kiện
- Em làm được những gì?
- Thực hành và trải nghiệm: Tính chu vi sàn phòng học, chu vi sân trường
- 4. Các số đến 100 000
- Trăm nghìn
- Các số có năm chữ số
- So sánh các số có năm chữ số
- Phép cộng các số trong phạm vi 100 000
- Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- Em làm được những gì?
- Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
- Chia số có năm chữ số với số có một chữ số
- Em làm được những gì?
- Diện tích của một hình
- Xăng-ti-mét vuông
- Diện tích hình chữ nhật
- Diện tích hình vuông
- Tiền Việt Nam
- Ôn tập cuối năm
- 3. Các số đến 10 000
- Không tìm thấy