Soạn bài Thư viện (trang 66) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 8

Soạn bài Thư viện giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66, 67, 68, 69.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Thư viện - Tuần 8 của Bài 15 Chủ đề Cổng trường rộng mở theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài phần Đọc: Thư viện

Khởi động

Giới thiệu với bạn về nơi đọc sách mà em yêu thích.

Thư viện

Gợi ý trả lời:

Tớ thường đọc sách ở phòng học và ở thư viện. Tớ thích nhất là được đọc sách trong thư viện trường mình vì ở thư viện có rất nhiều sách, không gian lại yên tĩnh nữa.

Còn tớ thường đọc sách cùng các bạn dưới gốc cây đa đầu làng. Tớ thích đọc sách ở đó vì tớ có thể vừa đọc sách vừa ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương.

Bài đọc

Thư viện

Khi quay trở lại trường sau kì nghỉ, các bạn hò reo vui sướng khi phát hiện ra một điều tuyệt vời. Đối diện với dãy lớp học, một căn phòng mới đã biến thành thư viện. Bên trong căn phòng có rất nhiều giá chất đầy những quyển sách đủ màu sắc. Trong phòng còn có cả bàn và ghế để các bạn có thể ngồi đọc sách ngay tại đó nữa.

Thầy hiệu trưởng nói:

- Đây là thư viện của các em. Các em có thể đọc bất kì quyển sách nào có ở đây. Cứ thoải mái vào thư viện khi nào thấy thích. Nếu muốn, các em có thể mượn sách về nhà đọc. Nhưng đọc xong thì phải trả lại nhé. Nếu ở nhà có sách gì các em muốn bạn khác cùng đọc, hãy mang đến đây. Bây giờ thì đọc thật nhiều sách vào.

Thế là tất cả các học sinh có mặt ở đó đều cùng vào thư viện. Các bạn sôi nổi chọn sách cho mình rồi mang ra ghế đọc. Nhưng ghế chỉ đủ cho một nửa số học sinh thôi. Những bạn còn lại đành phải đứng đọc. Quang cảnh thư viện lúc này hệt như một toa tàu điện đông đúc với những hành khách đứng ngồi để đọc sách, trông đến là ngộ.

Từ hôm đó, bạn nào đến trường cũng háo hức ghé vào thư viện. Ai cũng vui lắm.

(Theo Tốt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ)

Từ ngữ:

Tàu điện: Một phương tiện giao thông công cộng, chạy bằng điện, chia thành nhiều toa.

Câu 1

Đến trường sau kì nghỉ, các bạn học sinh đã phát hiện ra điều gì tuyệt vời?

Gợi ý trả lời:

Sau kì nghỉ, các bạn học sinh phát hiện ra một căn phòng mới đối diện dãy lớp học đã biến thành thư viện.

Câu 2

Thầy hiệu trưởng đã dặn các bạn học sinh làm những việc gì?

Thư viện

Gợi ý trả lời:

Những việc thầy hiệu trưởng dặn các bạn học sinh làm là: thoải mái vào thư viện, mượn sách về đọc và trả lại, mang sách của mình đến thư viện.

Câu 3

Vì sao bạn nhỏ thấy quang cảnh thư viện trông giống như một toa tàu điện đông đúc?

Gợi ý trả lời:

Bạn nhỏ thấy quang cảnh thư viện trông giống như một toa tàu điện đông đúc vì thư viện rất đông, có những bạn ngồi đọc sách, lại có cả những bạn đứng để đọc sách.

Câu 4

Các bạn học sinh cảm thấy thế nào khi có thư viện mới?

Gợi ý trả lời:

Các bạn học sinh cảm thấy háo hức, vui vẻ khi có thư viện mới.

Câu 5

Nói về thư viện mà em mơ ước.

Gợi ý trả lời:

Em mơ ước thư viện của trường sẽ rộng rãi, thoáng mát, có thật nhiều sách và chỗ ngồi để đọc sách cho học sinh.

Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Mặt trời mọc ở đằng... tây!

Câu 1

Nghe kể chuyện.

Mặt trời mọc ở đằng…. tây!

(Theo Chuyện làng văn)

Mặt trời mọc ở đằng…. tây!

Gợi ý trả lời:

Thi hào người Nga Pu-skin giỏi ứng tác thơ từ thuở nhỏ. Có lần, trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. Anh bạn này nghĩ mãi mới ra một câu:

Mặt trời mới mọc ở đằng tây...

Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. Ai chẳng biết đằng tây là phía mặt trời lặn.

Thầy giáo bảo Pu-skin tìm cách chữa cho bạn. Pu-skin liền đứng dậy đọc tiếp:

...Thiên hạ ngạc nhiên chuyện lạ này

Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi:

"Thức dậy hay là ngủ nữa đây?"

Thế là tránh được điều vô lí, mà bốn câu lại hợp thành một bài thơ ngộ nghĩnh. Sau đó ít lâu, bài thơ được đăng trên báo Người đưa tin châu Âu với đề Gửi bạn làm thơ. Bạn bè trong lớp vô cùng hãnh diện về nhà thơ của lớp mình.

Câu 2

Kể lại câu chuyện.

Gợi ý trả lời:

Thi hào người Nga Pu-skin giỏi ứng tác thơ từ thuở nhỏ. Có lần, trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. Anh bạn này nghĩ mãi mới ra một câu:

Mặt trời mới mọc ở đằng tây...

Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. Ai chẳng biết đằng tây là phía mặt trời lặn.

Thầy giáo bảo Pu-skin tìm cách chữa cho bạn. Pu-skin liền đứng dậy đọc tiếp:

...Thiên hạ ngạc nhiên chuyện lạ này

Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi:

"Thức dậy hay là ngủ nữa đây?"

Thế là tránh được điều vô lí, mà bốn câu lại hợp thành một bài thơ ngộ nghĩnh. Sau đó ít lâu, bài thơ được đăng trên báo Người đưa tin châu Âu với đề Gửi bạn làm thơ. Bạn bè trong lớp vô cùng hãnh diện về nhà thơ của lớp mình.

Soạn bài phần Viết: Thư viện

Câu 1

Nghe – viết:

Thư viện

Đây là thư viện của các em. Các em có thể đọc bất kì quyển sách nào có ở đây. Cứ thoải mái vào thư viện khi nào thấy thích. Nếu muốn, các em có thể mượn sách về nhà đọc. Nhưng đọc xong thì phải trả lại nhé. Nếu ở nhà có sách gì các em muốn bạn khác cùng đọc, hãy mang đến đây. Bây giờ thì đọc thật nhiều sách vào.

Câu 2

Ghép các tiếng phù hợp với chân hoặc trân để tạo từ.

Ghép các tiếng phù hợp

Gợi ý trả lời:

Các tiếng ghép được là:

  • Chân: chân thành, chân lí, chân dung, chân tình
  • Trân: trân trọng

Câu 3

Làm bài tập a hoặc b.

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.

Bài hát tới trường
(Trích)

Bố mẹ đi làm
Ta đi học nhé
Áo quần sạch sẽ
Bầu □ời trong xanh.

Giữ gìn bàn □ân
Đừng quên đôi dép.
Giữ gương mặt đẹp
Nhớ đừng giận nhau.

Con đường thì dài
Đôi ân thì ngắn
Thời giờ nghiêm lắm
ẳng thích rong ơi.

Nhưng mà bạn ơi
Xin đừng ạy vội
Có đoàn có đội
Tới ường cùng nhau.

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

b. Ghép các tiếng phù hợp với dân hoặc dâng để tạo từ.

Ghép các tiếng phù hợp

Gợi ý trả lời:

a.

Bố mẹ đi làm
Ta đi học nhé
Áo quần sạch sẽ
Bầu trời trong xanh.

Giữ gìn bàn chân
Đừng quên đôi dép.
Giữ gương mặt đẹp
Nhớ đừng giận nhau.

Con đường thì dài
Đôi chân thì ngắn
Thời giờ nghiêm lắm
Chẳng thích rong chơi.

Nhưng mà bạn ơi
Xin đừng chạy vội
Có đoàn có đội
Tới trường cùng nhau.

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

b.

Các từ ghép được là:

  • Dân: dân số, dân làng, dân tộc, dân cư
  • Dâng: dâng trào, dâng hiến

Soạn bài phần Vận dụng

Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Mặt trời mọc ở đằng … tây. Nếu có thể thử làm vài câu thơ về mặt trời.

Gợi ý trả lời:

Mặt trời mọc ở đằng… tây

Thi hào người Nga Pu-skin giỏi ứng tác thơ từ thuở nhỏ. Có lần, trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. Anh bạn này nghĩ mãi mới ra một câu:

Mặt trời mới mọc ở đằng tây...

Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. Ai chẳng biết đằng tây là phía mặt trời lặn.

Thầy giáo bảo Pu-skin tìm cách chữa cho bạn. Pu-skin liền đứng dậy đọc tiếp:

...Thiên hạ ngạc nhiên chuyện lạ này

Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi:

"Thức dậy hay là ngủ nữa đây?"

Thế là tránh được điều vô lí, mà bốn câu lại hợp thành một bài thơ ngộ nghĩnh. Sau đó ít lâu, bài thơ được đăng trên báo Người đưa tin châu Âu với đề Gửi bạn làm thơ. Bạn bè trong lớp vô cùng hãnh diện về nhà thơ của lớp mình.

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 21
  • Lượt xem: 1.493
  • Dung lượng: 377,1 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo