Phân biệt hướng động và ứng động Bài tập Sinh học 11

So sánh hướng động và ứng động có những điểm gì giống, khác nhau là một trong những kiến thức trọng tâm nằm trong chương trình Sinh học lớp 11 chương trình mới.

So sánh hướng động và ứng động mang đến cho các bạn câu trả lời hay chính xác nhất về điểm giống và khác nhau của 2 hình thức này. Qua bài so sánh ứng động và hướng động giúp các bạn nắm vững kiến thức, biết cách vận dụng vào giải bài để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

1. Hướng động là gì?

Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận nằm trên cơ thể thực vật trước các kích thích định hướng từ môi trường. Nếu kích thích đó thu hút và khiến cho thực vật hướng tới thì đó là hướng dương, ngược lại nếu kích thích đó làm cho thực vật né tránh thì gọi là hướng âm.

  • Khi cây vận động hướng về phía có tác nhân kích thích thì gọi là hướng dương,
  • khi cây vận động tránh xa phía có tác nhân kích thích thì gọi là hướng âm.

- Về bản chất, sự uốn cong của các bộ phận của cây về phía có tác nhân (hay tránh xa phía có tác nhân) là do sự sinh trưởng không đều giữa hai phía của bộ phận của cây.

- Sự sinh trưởng không đều là do sự phân bố không đều của auxin (hay hoocmon khác) ở hai phía gây ra bởi tác động của tác nhân kích thích.

- Dựa vào tác nhân gây ra hướng động, có thể chia hướng động thành các kiểu:

  • Hướng sáng
  • Hướng trọng lực (hướng đất)
  • Hướng nước
  • Hướng hóa
  • Hướng tiếp xúc.

2. Ứng động là gì?

Ứng động được hiểu là vận động phản ứng của thực vật trước các kích thích tố từ môi trường. Các kích thích tố này không có sự định hướng. Ứng động cũng chia thành hai dạng là: Ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.

*Các loại ứng động ở thực vật

- Tùy theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động….

- Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

3. So sánh hướng động và ứng động

Gợi ý 1

a. Điểm giống nhau giữa ứng động và hướng động

Một số điểm giống nhau gồm có:

  • Cả hai dạng ứng động và hướng động đều chịu các kích thích đến từ môi trường, chịu sự ảnh hưởng và điều khiển bởi hormone sinh trưởng của loài.
  • Cả hai đều giúp cho cây trồng có thể thích nghi tốt hơn với môi trường sống hiện tại
  • Đều có liên quan mật thiết tới sự sinh trưởng không đồng đều của hai phía đối diện

b. Điểm khác nhau giữa ứng động và hướng động

Một số điểm khác nhau gồm có:

Điểm phân biệt

Hướng động

Ứng động

Định nghĩa

Là một hình thức phản ứng của bộ phận trên thân thực vật theo các tác nhân bên ngoài.

Là hình thức phản ứng của cây trồng trước một tác nhân bên ngoài.

Hướng kích thích

Biến đổi theo hướng xác định.

Biến đổi theo hướng vô định.

Tốc độ phản ứng

Phản ứng chậm một cách từ từ dựa vào sự sinh trưởng của tế bào và liên quan trực tiếp tới hoocmon.

Phản ứng nhanh, thay đổi từng ngày và dễ dàng nhận biết nhờ có đồng hồ sinh học và sức căng trương nước.

Hình thức biểu hiện

Hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc, hướng trọng lực, hướng hóa.

Vận động theo sức trương nước trong thực vật (Ứng động sinh trưởng). Vận động theo nhịp điệu của đồng hồ sinh học (ứng động không sinh trưởng).

Cơ chế chung

Do tốc độ sinh trưởng không đều của các tế bào có trong thực vật. Kết quả là phía đối diện trong tế bào sinh trưởng mất cân bằng.

Xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau, thường xảy ra ở cánh hoa, lá.

Vai trò chung

Nhờ có hướng động cây trồng biến đổi, thích ứng với môi trường sống hiện tại tốt hơn.

Phản ứng thích nghi đa dạng của cơ thể thực vật đối với các tác nhân vô hướng tới từ môi trường.

Gợi ý 2

a. Giống nhau:

  • Đều là phản ứng của thực vật trả lời các kích thích của môi trường.
  • Đều có thể dẫn đến sinh trưởng, thay đổi hình dạng thực vật.
  • Đều giúp thực vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

b. Khác nhau:

Điểm phân biệt

Hướng động

Ứng động

Hướng kích thích

Tác nhân kích thích từ 1 phía.

Tác nhân kích thích từ có thể từ mọi phía.

Hướng của phản ứng

Hướng của phản ứng được xác định theo hướng tác nhân kích thích.

Hướng của phản ứng không xác định theo hướng tác nhân kích thích mà phụ thuộc vào cấu tạo của bản thân cơ quan.

Cơ chế

Do ảnh hưởng của các hoocmôn (phân bố không đồng đều từ hai phía của cơ quan), do trọng lực → tốc độ sinh trưởng của các tế bào khác nhau.

Do sự thay đổi sức trương nước, sự co rút của chất nguyên sinh → thay đổi thể tích tế bào. Có thể do các hoocmôn làm cho sinh trưởng của các tế bào mặt trên và dưới khác nhau.

Tốc độ

Diễn ra chậm.

Diễn ra nhanh.

Gợi ý 3

1. Giống nhau: Đều là hình thức vận động của cơ quan thực vật để phản ứng lại tác nhân kích thích từ môi trường -> giúp thực vật tồn tại và phát triển.

2/- Khác nhau

*Hướng động:

- Tác nhân kích thích: từ một hướng xác định.

- Hướng phản ứng của cơ quan thực vật phụ thuộc hướng kích thích (dương: tới, âm: tránh xa)

- Cơ chế: luôn có sự sinh trưởng (không đều của các tế bào ở 2 phía của cơ quan).

- Cơ quan thực hiện có dạng hình trụ (thân, rễ, ..)

- Tốc độ: chậm.

*Ứng động:

- Tác nhân kích thích: không định hướng (hiệu quả tác động đồng đều lên các cơ quan của cây).

- Hướng phản ứng của cq thực vật không phụ thuộc hướng kích thích (mà phụ thuộc đặc điểm cấu tạo của cơ quan phản ứng)

- Cơ chế: có sự sinh trưởng hoặc không có sự sinh trưởng (do biến động sức trương của vùng chuyên trách hoặc có rút chất nguyên sinh).

- Cơ quan thực hiện có dạng hình dẹp 2 bên (cánh hoa, lá ..)

- Tốc độ: nhanh.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 111
  • Lượt xem: 72.924
  • Dung lượng: 102,8 KB
Liên kết tải về
Tìm thêm: Sinh học 11
Sắp xếp theo