Ngân hàng câu hỏi tập huấn Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 2 môn Toán

Ngân hàng câu hỏi tập huấn Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm môn Toán lớp 2 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Tiếng Việt, Mĩ thuật, Đạo đức để hoàn thiện khóa tập huấn SGK mới của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 2 môn Toán

Câu 1. Đặc điểm đổi mới căn bản về cấu trúc SGK Toán 2 là gì?

A. Thiết kế nội dung theo các chương, mục như SGK Toán 1 hiện hành

B. Thiết kế nội dung theo các chủ đề, mỗi chủ đề biên soạn theo các bài học, mỗi bài học có thể có nhiều tiết học. Cấu trúc bài học rõ ràng, thuận lợi cho cả GV và HS khi sử dụng

C. Thiết kế nội dung các mạch kiến thức đan xen vào nhau trong cả năm học

D. Thiết kế nội dung mỗi bài học là 1 tiết học

Câu 2. Ngoài đặc điểm đổi mới về cấu trúc nêu trên, SGK Toán 2 có những điểm mới chủ yếu nào dưới đây?

(1) Nội dung luôn được gắn với thực tiễn; hỗ trợ đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá; lồng ghép, tích hợp nội dung nội môn, liên môn,...

(2) Xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt.

(3) Minh hoạ sách được đặc biệt chú trọng.

(4) Xây dựng hệ thống bài tập mẫu để HS thực hành, luyện tập.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (4)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (1), (2), (3).

Câu 3. Dạy học phần Khám phá trong SGK Toán 2 nhằm mục tiêu cơ bản nào?

A. Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới

B. Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học

C. Luyện tập, củng cố kiến thức

D. Kiểm tra bài đã học

Câu 4. Dạy học phần Hoạt động trong SGK Toán 2 nhằm mục tiêu cơ bản nào?

A. Thực hành vận dụng kiến thức bổ sung (ngoài kiến thức ở phần Khám phá)

B. Giúp HS thực hành vận dụng kiến thức ở mức độ cơ bản (vận dụng trực tiếp kiến thức ở phần Khám phá)

C. Thực hành vận dụng kiến thức tổng hợp của chủ đề.

D. Thực hành vận dụng nâng cao kiến thức.

Câu 5. Dạy học phần Trò chơi trong tiết học ở SGK Toán 2 nhằm những mục tiêu cơ bản nào sau đây?

(1) Củng cố kiến thức đã học. Gây hứng thú học tập cho HS.

(2) Tăng sự tương tác giữa HS và HS, giữa GV và HS.

(3) Giúp đỡ HS yếu kém.

(4) Hỗ trợ GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3)

B. (1), (3), (4)

C. 2), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Câu 6. Dạy học phần Luyện tập trong SGK Toán 2 nhằm những mục tiêu cơ bản nào sau đây?

(1) Phần Luyện tập (sau phần Hoạt động của cùng một bài học) giúp HS củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức trong bài học thông qua hệ thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao và vận dụng giải quyết bài toán thực tiễn cuộc sống.

(2) Phần Luyện tập (trong bài Luyện tập chung, sau một chùm bài, sau mỗi chủ đề hoặc trong Ôn tập cuối học kì) giúp HS ôn tập, củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức của một phần chủ đề đã học, hoặc của cả chủ đề thông qua hệ thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao và vận dụng giải quyết bài toán thực tiễn cuộc sống.

(3) Chủ yếu là giúp HS khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1), (3).

D. (1), (2), (3).

Câu 7. Những ưu, nhược điểm cơ bản của hai tiết dạy minh hoạ (qua xem băng hình) là gì?

(1) Cả hai tiết dạy đều đã đạt được mục tiêu bài học (Tiết 1 giúp HS hình thành biểu tượng, nhận biết được khối lập trụ, khối cầu và vận dụng, nhận biết các đồ vật trong thực tế có dạng khối trụ, khối cầu; Tiết 2 giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, rèn kĩ năng tính nhẩm phép cộng, trừ (qua 10) trong phạm vi 20 qua các dạng bài tập khác nhau và thực hiện Trò chơi trong SGK Toán 2).

(2) Tiết 1, đưa thêm Trò chơi vào để củng cố kiến thức là hơi nặng so với đại trà, Bài tập 3 chưa khai thác được tính tích hợp (gọi tên các bộ phận của con người). Tiết 2, GV chưa thật quan tâm đầy đủ tới các đối tượng HS.

(3) Cả hai tiết dạy đều không đạt yêu cầu.

(4) Trong cả hai tiết dạy: Hình thức tổ chức dạy học phong phú, đa dạng, nhiều hoạt động, tạo sự hấp dẫn của bài học, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. GV chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, HS được hoạt động nhiều. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của GV phù hợp với loại hình bài học đặc trưng.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 8. Các loại hình kiểm tra, đánh giá và mục tiêu của mỗi loại hình đó trong việc đánh giá kết quả học tập của HS đối với Toán 2 là gì?

(1) Có hai loại hình kiểm tra, đánh giá về học tập là Đánh giá thường xuyên và Đánh giá định kì.

(2) Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của HS. Đánh giá định kì nhằm xác định mức độ kết quả đạt được của HS so với Chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực và công nhận thành tích học tập của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện.

(3) Đánh giá định kì ở lớp 2 có 4 bài kiểm tra môn Toán vào: giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2, cuối năm học.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (1), (3).

D. (1), (2), (3)

Câu 9. Xây dựng kế hoạch bài học để dạy tốt SGK Toán 2 cần đạt những yêu cầu cơ bản nào?

(1) Làm rõ vị trí của tiết dạy trong chủ đề, bài học (trước đã học gì, sau sẽ học gì); xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực.

(2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, hứng thú học tập của HS, đạt hiệu quả, tránh áp đặt, hình thức.

(3) Lựa chọn thiết bị, đồ dùng dạy học,... phù hợp và dự kiến phương án sử dụng.

(4) Tất cả các tiết dạy học đều phải tổ chức học nhóm, sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Câu 10. Cần lưu ý gì khi khai thác thiết bị, học liệu trong quá trình tổ chức dạy học?

(1) Sử dụng thiết bị, học liệu cần linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả.

(2) Khuyến khích GV, HS sáng tạo, bổ sung đồ dùng học tập phù hợp với đối tượng HS và thực tế địa phương.

(3) Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học,... trong tất cả các tiết dạy học.

(4) Tạo điều kiện cho HS được thực hành, trải nghiệm, tự tin, thích thú.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 214
  • Lượt xem: 4.409
  • Dung lượng: 107,8 KB
Sắp xếp theo