Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Ngữ văn THPT Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn Module 3
Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Ngữ văn THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ Văn cấp THPT, để ôn tập thật tốt chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối khóa trong chương trình tập huấn Module 3.0 - GDPT 2018.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm các dạng bài tập, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án trắc nghiệm 30 câu Ngữ Văn THPT Mô đun 3
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về đánh giá năng lực?
- Đánh giá năng lực là đánh giá vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.
- Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng trong khi học.
- Đánh giá việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Nguyên tắc nào sau đây được thực hiện khi kết quả học sinh A đạt được sau nhiều lần đánh giá vẫn ổn định, thống nhất và chính xác ?
- Đảm bảo tính phát triển.
- Đảm bảo độ tin cậy.
- Đảm bảo tính linh hoạt.
- Đảm bảo tính hệ thống.
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Ở cấp độ lớp học, kiểm tra đánh giá nhằm mục đích nào sau đây ?
- Hỗ trợ hoạt động dạy học.
- Xây dựng chiến lược giáo dục.
- Thay đổi chính sách đầu tư.
- Điều chỉnh chương trình đào tạo.
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Theo quan điểm phát triển năng lực, đánh giá kết quả học tập lấy việc kiểm tra khả năng nào sau đây của học sinh làm trung tâm của hoạt động đánh giá ?
- Ghi nhớ được kiến thức.
- Tái hiện chính xác kiến thức.
- Hiểu đúng kiến thức.
- Vận dụng sáng tạo kiến thức.
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng khi phát biểu về hình thức đánh giá thường xuyên?
- Đánh giá diễn ra trong quá trình dạy học.
- Đánh giá chỉ để so sánh HS này với HS khác.
- Đánh giá nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học.
- Đánh giá vì sự tiến bộ của người học.
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Loại hình đánh giá nào dưới đây được thực hiện trong đoạn viết: “...Bạn N thân mến, mình đã xem sơ đồ tư duy do bạn thiết kế, nó thật đẹp, những thông tin được bạn khái quát và diễn tả trên sơ đồ rất thực tế, dễ hiểu và hữu ích. Mình nghĩ nếu những thông tin đó được gắn với những số liệu gần đây nhất thì sơ đồ bạn thiết kế sẽ rất hoàn hảo cả về hình thức và nội dung...”?
- Đánh giá chẩn đoán.
- Đánh giá bản thân.
- Đánh giá đồng đẳng.
- Đánh giá tổng kết.
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
"Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu" là:
- Khái niệm đánh giá thường xuyên.
- Mục đích của đánh giá thường xuyên.
- Nội dung của đánh giá thường xuyên.
- Phương pháp đánh giá thường xuyên
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Văn bản nào dưới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nội dung hướng dẫn các trường phổ thông tổ chức cho GV sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ?
- Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, ban hành ngày 12/12/2011.
- Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, ban hành ngày 08/10/2014.
- Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH, ban hành ngày 03/10/2017.
- Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ban hành ngày 26/12/2018.
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia đánh giá thành: Đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường và đánh giá trên diện rộng?
- Mục đích đánh giá
- Nội dung đánh giá dạy học.
- Kết quả đánh giá
- Phạm vi đánh giá
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Theo quan điểm đánh giá năng lực, đánh giá kết quả học tập cần tập trung vào hoạt động đánh giá nào sau đây?
- Ghi nhớ được kiến thức.
- Tái hiện chính xác kiến thức.
- Hiểu đúng kiến thức.
- Vận dụng sáng tạo kiến thức.
Câu 11: Chọn đáp án đúng nhất
Chọn những phát biểu đúng về đánh giá năng lực?
- Là đánh giá vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.
- Xác định việc đạt hay không đạt kiến thức, kĩ năng đã học.
- Nội dung đánh giá gắn với nội dung được học trong từng môn học cụ thể.
- Thực hiện ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.
- Mức độ năng lực của HS càng cao khi số lượng câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ đã hoàn thành càng nhiều.
- Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
Câu 12: Chọn đáp án đúng nhất
Cách đánh giá nào sau đây phù hợp với quan điểm đánh giá là học tập?
- Học sinh tự đánh giá
- Giáo viên đánh giá
- Tổ chức giáo dục đánh giá
- Cộng đồng xã hội đánh giá
Câu 13: Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào sau đây là đúng về đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông?
- Là đánh giá kết quả và xếp loại học sinh vào các lớp, cấp học phù hợp.
- Là đánh giá kết quả đầu ra và quá trình dẫn đến kết quả học sinh đạt được.
- Là đánh giá sự tiến bộ của học sinh đo bằng điểm số các em đạt được.
- Là đánh giá phân hóa, chú trọng năng khiếu nổi trội của mỗi học sinh.
Câu 14: Chọn đáp án đúng nhất
Khi xây dựng bảng kiểm, khó khăn nhất là: (Chọn phương án đúng nhất)
- Phân tích năng lực ra các tiêu chí để đánh giá.
- Đặt tên cho bảng kiểm.
- Xác định số lượng tiêu chí đánh giá.
- Xác định điểm cho mỗi tiêu chí đánh giá.
Câu 15: Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về hình thức đánh giá thường xuyên? (Chọn phương án đúng nhất)
- Diễn ra trong quá trình dạy học.
- Để so sánh các học sinh với nhau.
- Nhằm điều chỉnh, cải thiện hoạt động dạy học.
- Động viên, khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.
Câu 16: Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông?
- Là đánh giá sự tiến bộ của học sinh đo bằng điểm số các em đạt được.
- Là đánh giá kết quả đầu ra và quá trình dẫn đến kết quả học sinh đạt được.
- Là đánh giá chú trọng theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình dạy học.
- Là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Câu 17: Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về phương pháp quan sát trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?
- Khối lượng quan sát không được lớn và thường cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
- Thu thập được thông tin kịp thời, nhanh chóng và thường dùng thang đo, bảng kiểm.
- Chỉ thu được những biểu hiện trực tiếp, bề ngoài của đối tượng.
- Đảm bảo khách quan và không phụ thuộc sự chủ quan của người chấm.
Câu 18: Chọn đáp án đúng nhất
Phương pháp quan sát trong đánh giá giáo dục có khả năng đo lường tốt ở lĩnh vực nào sau đây?
- Lĩnh vực tri thức và thái độ
- Lĩnh vực kĩ năng và tri thức
- Tất cả các lĩnh vực đều tốt
- Lĩnh vực thái độ và kĩ năng
Câu 19: Chọn đáp án đúng nhất
Công cụ đánh giá kết quả học tập nào sau đây được dùng phổ biến cho phương pháp kiểm tra viết ở trường phổ thông?
- Thang đo, bảng kiểm.
- Sổ ghi chép sự kiện, hồ sơ học tập.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí, hồ sơ học tập.
- Câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Câu 20: Chọn đáp án đúng nhất
Công cụ đánh giá nào sau đây hiệu quả nhất để đánh giá các mức độ đạt được về sản phẩm học tập của người học?
- Bảng kiểm.
- Bài tập thực tiễn.
- Thang đo.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí.
Câu 21: Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về đánh giá năng lực?
- Đánh giá năng lực là đánh giá vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.
- Đánh giá việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.
- Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng trong khi học.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Câu 22: Chọn đáp án đúng nhất
Để xây dựng đường phát triển năng lực trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT cần dựa trên cơ sở nào?
- Mục tiêu các chủ đề dạy học
- Yêu cầu cần đạt của chương trình
- Nội dung dạy học trong chương trình.
- Đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau.
Câu 23: Chọn đáp án đúng nhất
Quan niệm nào sau đây là đúng về đường phát triển năng lực Ngữ văn của học sinh THPT?
- Là sự mô tả các mức độ phát triển của ba thành tố năng lực đọc mà học sinh cần đạt được.
- Là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của năng lực Ngữ văn mà học sinh cần hoặc đã đạt được.
- Là sự mô tả các mức độ phát triển của ba thành tố năng lực viết mà học sinh đã đạt được.
- Là sự mô tả mức độ phát triển khác nhau của các thành tố năng lực nói và nghe mà học sinh đã đạt được.
Câu 24: Chọn đáp án đúng nhất
Sau khi tổ chức cho HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV đã sử dụng một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá với các mức độ đạt được của từng tiêu chí để HS đánh giá lẫn nhau. Bản mô tả đó là công cụ đánh giá nào dưới đây?
- Bảng hỏi KWLH.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí.
- Hồ sơ học tập
- Bài tập
Câu 25: Chọn đáp án đúng nhất
Đối tượng nào sau đây KHÔNG tham gia đánh giá thường xuyên?
- Tổ chức kiểm định các cấp.
- Phụ huynh.
- Học sinh
- Giáo viên.
Câu 26: Chọn đáp án đúng nhất
Trong dạy học môn Ngữ văn, để đánh giá sản phẩm của học sinh GV sẽ sử dụng công cụ đánh giá nào sau để đạt được mục đích đánh giá
- Câu hỏi
- Bài tập
- Rubrics
- Bài kiểm tra
Câu 27: Chọn đáp án đúng nhất
Theo thang nhận thức của Bloom, mẫu câu hỏi nào sau đây được sử dụng để đánh giá mức độ vận dụng của HS?
- Em sẽ thay đổi những nhân tố nào nếu....?
- Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo .... ?
- Em có thể mô tả những gì xảy ra .....?
- Em sẽ giải thích như thế nào về....?
Câu 28: Chọn đáp án đúng nhất
Ở cấp độ quản lí nhà nước, kiểm tra đánh giá không nhằm mục đích nào sau đây?
- Điều chỉnh chương trình giáo dục, đào tạo.
- Xây dựng chính sách và chiến lược đầu tư giáo dục.
- Hỗ trợ hoạt động dạy học trong các nhà trường phổ thông.
- Phát triển hệ thống giáo dục quốc gia hội nhập với xu thế thế giới.
Câu 29: Chọn đáp án đúng nhất
- Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về hình thức đánh định kì?
- Đánh giá diễn ra sau một giai đoạn học tập, rèn luyện.
- Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS.
- Đánh giá cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập.
- Đánh giá vì xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.
Câu 30: Chọn đáp án đúng nhất
Sau khi tổ chức cho HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV đã sử dụng một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá với các mức độ đạt được của từng tiêu chí để HS đánh giá lẫn nhau. Bản mô tả đó là công cụ đánh giá nào dưới đây?
- Bảng hỏi KWLH
- Hồ sơ học tập
- Rubric
- Bài tập