Mẫu hợp đồng hợp tác Mẫu hợp đồng hợp tác mới nhất năm 2019

Mẫu hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các bên: giữa hai công ty hoặc hai cá nhân, cũng có thể giữa cá nhân với công ty.

Mẫu hợp đồng được lập ra nhằm khai thác những lợi thế kinh doanh nhất định của mỗi bên và cùng thỏa thuận phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm pháp lý giữa các bên trong quá trình hợp tác. Đây là mẫu hợp đồng hợp tác mới nhất được ban hành kèm theo Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác do Chính phủ ban hành ngày 10/10/2019. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi và tải mẫu tại đây.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày ……. tháng ……... năm …….

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số .../2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ về tổ hợp tác;

Chúng tôi gồm các thành viên có danh sách kèm theo cùng nhau cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác với các nội dung sau:

Điều 1. Tên, biểu tượng, địa chỉ giao dịch của tổ hợp tác

1. Tên của tổ hợp tác: …………………………………………………………….

2. Biểu tượng (nếu có)

(Hợp đồng hợp tác ghi rõ tên, biểu tượng của tổ hợp tác (nếu có) không trùng, không gây nhầm lẫn với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác; biểu tượng của tổ hợp tác phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.)

3. Địa chỉ giao dịch:

a) Số nhà (nếu có) ………………………………………………………………………….

b) Đường phố/thôn/bản …………………………………………………………………….

c) Xã/phường/thị trấn ……………………………………………………………………….

d) Huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh ……………………………………………….

đ) Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương …………………………………………………

(Địa chỉ giao dịch của tổ hợp tác là địa chỉ trụ sở của tổ hợp tác (nếu có) hoặc địa chỉ nơi cư trú của người đại diện của tổ hợp tác.)

e) Số điện thoại/fax (nếu có) ……………………………………………………………….

g) Địa chỉ thư điện tử (nếu có) ……………………………………………………………..

h) Địa chỉ Website (nếu có) …………………………………………………………………

Điều 2. Mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác

(1. Mục đích:

Các thành viên tổ hợp tác sau khi thảo luận, thống nhất quyết định thực hiện các công việc sau:

a) ………………………………………………………………………………………………

b) ………………………………………………………………………………………………

c) ……………………………………………………………………………………………….

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 4 của Nghị định 77/2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ về tổ hợp tác (sau đây gọi tắt là Nghị định về tổ hợp tác). Tổ hợp tác có thể quy định thêm các nguyên tắc khác không trái với quy định của pháp luật.)

Điều 3. Thời hạn hợp đồng hợp tác

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày .... tháng ....năm.... đến hết ngày ….. tháng.... năm …….

(Tổ hợp tác chú ý xác định thời hạn hợp đồng hợp tác phù hợp với mục đích của tổ hợp tác theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định về tổ hợp tác.)

Điều 4. Tài sản, phần đóng góp của tổ hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 504, 505 của Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Trường hợp thành viên thỏa thuận về trách nhiệm hữu hạn đối với phần đóng góp của mình vào tổ hợp tác phải được thỏa thuận cụ thể và thể hiện trong hợp đồng hợp tác.

3. Danh sách thành viên tổ hợp tác trong đó ghi rõ giá trị phần đóng góp của thành viên được lập thành Phụ lục kèm theo hợp đồng hợp tác và là một phần không thể tách rời của hợp đồng hợp tác (tham khảo Mẫu I.02.01 trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định về tổ hợp tác).

4. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể về tài sản chung của thành viên tổ hợp tác, cơ chế và cách thức xử lý tài sản chung của thành viên tổ hợp tác quy định của pháp luật.

Điều 5. Công tác tài chính, kế toán của tổ hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại khoản 4 Điều 22 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác quy định hình thức, nội dung, thời hạn báo cáo tài chính trong nội bộ tổ hợp tác.

Điều 6. Phương thức hợp tác, tổ chức thực hiện hợp đồng hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác ghi rõ nội dung, phương thức hợp tác và kế hoạch thực hiện hợp đồng hợp tác căn cứ theo mục đích hoạt động và thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.

2. Việc hợp tác giữa các thành viên không được trái pháp luật và các quy định của Nghị định về tổ hợp tác.

Điều 7. Phương thức phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗ giữa các thành viên tổ hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 23 Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đa số tổ viên biểu quyết từ trên 50% đến 100%.

3. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể phương thức xử lý lỗ và rủi ro, quy định về tỷ lệ đóng góp, phân chia rủi ro đối với các thành viên theo tỷ lệ phần đóng góp hoặc theo thỏa thuận cụ thể đối với từng thành viên.

Điều 8. Điều kiện, quy trình bổ sung thành viên tổ hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 7, 10 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đa số tổ viên biểu quyết từ trên 50% đến 100% nhưng không được trái với quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định về tổ hợp tác.

3. Căn cứ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của tổ hợp tác để thống nhất các quy định khác về điều kiện trở thành tổ viên, như: tay nghề, sức khỏe, phần đóng góp, v.v...

4. Tổ hợp tác lập danh sách thành viên tổ hợp tác tại Phụ lục kèm theo hợp đồng hợp tác và là một phần không thể tách rời của hợp đồng hợp tác (tham khảo Mẫu I.02.01 trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định về tổ hợp tác).

Phụ lục “Danh sách thành viên” bao gồm đầy đủ các nội dung sau: Họ, tên, số định danh cá nhân hoặc tên, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân; số tiền, giá trị tài sản hoặc sức lao động đóng góp được quy thành tiền và tỷ lệ phần đóng góp.

Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của các thành viên

1. Áp dụng các quy định tại Điều 507, 508, 509, 510 của Bộ luật dân sự và Điều 8, 9 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể hình thức kiểm tra, giám sát của thành viên đối với tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.

Điều 10. Điều kiện, quy trình chấm dứt tư cách thành viên

1. Áp dụng quy định tại Điều 510 của Bộ luật dân sự và Điều 11 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định các trường hợp thành viên có thể bị miễn trừ tư cách thành viên và trình tự, thủ tục thực hiện việc miễn trừ tư cách thành viên trong trường hợp này nhưng không được trái quy định tại Điều 11 của Nghị định về tổ hợp tác.

Điều 11. Đại diện của tổ hợp tác trong xác lập, thực hiện giao dịch

1. Áp dụng các quy định tại Điều 16 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Người đại diện của tổ hợp tác phải được toàn bộ thành viên tổ hợp tác đồng ý ủy quyền. Hợp đồng hợp tác quy định thêm các điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đại diện, ví dụ: phải là người có năng lực, trình độ, nhiệt tình, có trách nhiệm, v,v.

3. Người đại diện của tổ hợp tác có thể là bất kỳ thành viên tổ hợp tác nào hoặc không phải là thành viên tổ hợp tác, tùy theo thỏa thuận của thành viên tổ hợp tác. Nội dung, phạm vi và thời gian ủy quyền của người đại diện của tổ hợp tác được ghi rõ bằng văn bản để tránh trường hợp lạm dụng hoặc lạm quyền.

Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hợp tác (nếu có)

1. Áp dụng các quy định tại Điều 18 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Tổ trưởng phải là thành viên tổ hợp tác, hợp đồng hợp tác quy định thêm các điều kiện, tiêu chuẩn đối với tổ trưởng, ví dụ: phải là người có năng lực, trình độ, nhiệt tình, có trách nhiệm, v.v.

3. Việc trả thù lao đối với tổ trưởng được thỏa thuận giữa các thành viên tổ hợp tác.

4. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể phạm vi, nội dung và quyền hạn của tổ trưởng tổ hợp tác để tránh trường hợp lạm dụng hoặc lạm quyền.

5. Hợp đồng hợp tác có thể quy định bổ sung quyền của tổ trưởng không trái với quy định của pháp luật.

Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của ban điều hành (nếu có)

1. Áp dụng các quy định tại Điều 19 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể về số lượng thành viên ban điều hành, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của thành viên ban điều hành trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ hợp tác.

Tổ hợp tác lập danh sách thành viên ban điều hành và tổ trưởng tổ hợp tác tại Phụ lục kèm theo và là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng hợp tác (tham khảo Mẫu 1.02.02 trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định của tổ hợp tác). Phụ lục Danh sách ban điều hành hoặc thông tin về tổ trưởng tổ hợp tác phải bảo đảm đầy đủ các nội dung sau: Tên, số định danh cá nhân, địa chỉ thường trú của tổ trưởng tổ hợp tác và ban điều hành (nếu có).

Điều 14. Chấm dứt hoạt động tổ hợp tác

1. Áp dụng các quy định tại Điều 512 của Bộ luật dân sự và Điều 14, 15 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định các trường hợp chấm dứt tổ hợp tác khác do các thành viên tự thỏa thuận.

Điều 15. Quy định phương thức giải quyết tranh chấp trong nội bộ tổ hợp tác

1. Áp dụng các quy định tại Điều 28 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định về việc thành lập và cơ chế hoạt động của Ủy ban/ban hòa giải hoặc chỉ định thành viên có uy tín giải quyết tranh chấp trong nội bộ tổ hợp tác.

Điều 16. Các thỏa thuận khác (nếu có)

Tổ hợp tác có thể thỏa thuận các nội dung khác của Hợp đồng hợp tác không trái quy định pháp luật.

Điều 17. Điều khoản thi hành

1. Hợp đồng hợp tác này đã được thông qua tại cuộc họp thành viên Tổ hợp tác ……………. ngày .... tháng .... năm …..

2. Các thành viên của tổ có trách nhiệm thi hành Hợp đồng hợp tác này.

3. Mọi sự thay đổi hợp đồng hợp tác phải được ……… thành viên thống nhất thông qua.

(Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đa số tổ viên thống nhất thông qua từ trên 50% đến 100%.)

Chúng tôi, gồm tất cả thành viên tổ hợp tác thống nhất và ký tên vào Hợp đồng hợp tác này:

STTH và tênNgày, tháng, năm sinhChữ ký (hoặc điểm chỉ)
INgười đại diện của tổ hợp tác
IITổ trưởng
IIIBan điều hành (nếu có)
1
2
…….
IVThành viên
1
2
3
…..

.............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi:
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm