Nghị định 77/2019/NĐ-CP Quy định mới về tổ hợp tác
Ngày 10/10/2019 Chính phủ ban hành Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về tổ hợp tác, trong đó sửa đổi nhiều nội dung về hợp đồng hợp tác.
Theo đó, hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của 100% thành viên tổ hợp tác.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/2019/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019 |
NGHỊ ĐỊNH 77/2019/NĐ-CP
VỀ TỔ HỢP TÁC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ hợp tác.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Các tổ hợp tác, thành viên tổ hợp tác;
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác. Nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng.
3. Phần đóng góp của một thành viên tổ hợp tác là giá trị vốn góp bằng tài sản, công sức (hoạt động hay công việc cụ thể) của thành viên đó đã đóng góp hoặc cam kết đóng góp vào tổ hợp tác. Việc xác định giá trị phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
4. Thời hạn hợp tác là thời gian các thành viên tổ hợp tác thỏa thuận hợp tác với nhau và ghi trong hợp đồng hợp tác. Thời hạn hợp tác được xác định theo quy định từ Điều 144 đến Điều 148 của Bộ luật dân sự. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn hợp tác thì thời hạn hợp tác kết thúc khi chấm dứt hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 512 của Bộ luật dân sự.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác.
2. Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác.
3. Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác.
4. Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Điều 5. Quyền của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác có tên riêng.
2. Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định này, Điều 508 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
6. Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã.
7. Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Nghĩa vụ của tổ hợp tác
1. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
3. Thực hiện các quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.
Chương II
THÀNH VIÊN TỔ HỢP TÁC
Điều 7. Điều kiện trở thành thành viên tổ hợp tác
Thành viên tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
3. Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.
4. Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.
5. Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Điều 8. Quyền của thành viên tổ hợp tác
1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
3. Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
4. Các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Điều 9. Nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác
1. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
2. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
3. Thực hiện các quy định trong hợp đồng hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác.
4. Góp đủ và đúng thời hạn tài sản, công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.
5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Điều 10. Quy trình bổ sung thành viên tổ hợp tác
Thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận quy trình, điều kiện bổ sung thành viên và ghi vào hợp đồng hợp tác. Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định, thành viên tổ hợp tác được bổ sung theo quy trình sau:
1. Cá nhân, pháp nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định này, có nguyện vọng gia nhập tổ hợp tác, viết đơn hoặc thể hiện nguyện vọng trực tiếp với tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền).
2. Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) tổ chức lấy ý kiến thành viên tổ hợp tác, trực tiếp hoặc gián tiếp, về vấn đề bổ sung thành viên tổ hợp tác.
3. Cá nhân, pháp nhân được công nhận tư cách thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác đồng ý bổ sung và ghi tên vào hợp đồng hợp tác.
Điều 11. Chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác
1. Tư cách thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này;
b) Thành viên tổ hợp tác là cá nhân chết, hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Nghị định này;
c) Thành viên tổ hợp tác là pháp nhân chấm dứt tồn tại, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này;
d) Thành viên tổ hợp tác tự nguyện rút khỏi tổ hợp tác theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này;
đ) Thành viên tổ hợp tác vi phạm nghiêm trọng quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan.
2. Thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định, quy trình chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác và ghi vào hợp đồng hợp tác. Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định cụ thể, việc chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) tổng hợp và đề xuất danh sách các thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên tại cuộc họp thành viên gần nhất để các thành viên tổ hợp tác xem xét, quyết định;
b) Tư cách thành viên tổ hợp tác sẽ bị chấm dứt nếu có hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành và được ghi vào biên bản cuộc họp, ghi cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) số thành viên tán thành;
c) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác thông báo cho toàn thể thành viên tổ hợp tác về việc chấm dứt tư cách thành viên, gạch tên thành viên ra khỏi tổ hợp tác trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp thành viên tổ hợp tác.
3. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên được các thành viên tự thỏa thuận và ghi trong hợp đồng hợp tác. Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định thì thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
4. Trường hợp thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan.
5. Việc chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
Chương III
THÀNH LẬP VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG TỔ HỢP TÁC
Điều 12. Thành lập tổ hợp tác
1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân, pháp nhân có nhu cầu đứng ra vận động thành lập và tổ chức hoạt động.
2. Các nội dung chính về thành lập và tổ chức, hoạt động tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác bàn bạc và thống nhất, ghi vào hợp đồng hợp tác.
3. Sau khi các thành viên tổ hợp tác ký tên vào hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác gửi thông báo về việc thành lập tổ hợp tác (Mẫu I.01) kèm theo hợp đồng hợp tác (Mẫu I.02) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.
4. Trường hợp tổ hợp tác thay đổi một hoặc một số nội dung về tên, địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, tổng giá trị phần đóng góp, người đại diện, số lượng thành viên của tổ hợp tác thì tổ hợp tác gửi thông báo (Mẫu I.01) tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã lập sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn của mình (Mẫu II.01); cập nhật các thay đổi và biến động của tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Tên, biểu tượng tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác có quyền chọn tên, biểu tượng của mình phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này và không trùng lặp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong địa bàn cấp xã.
2. Tên của tổ hợp tác chỉ bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình “Tổ hợp tác”;
b) Tên riêng của tổ hợp tác. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho tổ hợp tác. Không được sử dụng các cụm từ gây nhầm lẫn với các loại hình tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam để đặt tên tổ hợp tác.
Điều 14. Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích hợp tác đã đạt được;
c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
2. Việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động (Mẫu I.03), kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.
Điều 15. Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động
1. Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này, tổ hợp tác phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ hợp tác bằng tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác.
2. Trường hợp tài sản chung của thành viên tổ hợp tác không đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác thì các thành viên tổ hợp tác có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật có liên quan quy định khác.
3. Đối với các tài sản hình thành từ nguồn hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc được tặng, cho bởi cá nhân, tổ chức khác mà theo yêu cầu của Nhà nước hoặc bên tặng, cho, tổ hợp tác không có quyền định đoạt phần tài sản này, thì khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải bàn giao cho Ủy ban nhân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải được ghi vào hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác mà tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác vẫn còn thì tài sản còn lại được chia cho các thành viên tổ hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp vào tổ của mỗi thành viên theo quy định của hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp pháp luật có liên quan hoặc các thành viên có thỏa thuận khác.
Chương IV
TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ HỢP TÁC
Điều 16. Đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch
1. Đại diện của tổ hợp tác trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự là cá nhân hoặc pháp nhân được các thành viên tổ hợp tác đồng ý ủy quyền xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
2. Nội dung, thời hạn và phạm vi của người đại diện theo ủy quyền của các thành viên tổ hợp tác do các thành viên tự thỏa thuận và phải được lập thành văn bản trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác, có chữ ký của người được ủy quyền và một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác.
3. Trong trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có trách nhiệm thông báo với các bên liên quan về người đại diện theo ủy quyền của các thành viên tổ hợp tác, nội dung, thời hạn và phạm vi đại diện.
4. Người đại diện và các thành viên tổ hợp tác phải tuân thủ các quy định về đại diện từ Điều 138 đến Điều 143 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Điều 17. Cơ chế điều hành hoạt động của tổ hợp tác
1. Trong trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có thể bầu tổ trưởng tổ hợp tác, ban điều hành và tổ chức các cuộc họp thành viên để điều hành các hoạt động của tổ hợp tác.
2. Quyền hạn, trách nhiệm của tổ trưởng, ban điều hành tổ hợp tác (nếu có) phải được quy định trong hợp đồng hợp tác. Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định, tổ trưởng, ban điều hành tổ hợp tác được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.
Điều 18. Tổ trưởng tổ hợp tác
1. Tổ trưởng tổ hợp tác được bầu trong số các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
2. Tổ trưởng tổ hợp tác tổ chức, điều hành hoạt động của tổ hợp tác theo phạm vi, nhiệm vụ được quy định trong hợp đồng hợp tác.
3. Tổ trưởng tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện ghi trong hợp đồng hợp tác, không trái với các quy định pháp luật.
4. Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch khi được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Điều 19. Ban điều hành tổ hợp tác
1. Thành viên ban điều hành tổ hợp tác được bầu từ các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác và được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, số lượng thành viên ban điều hành là số lẻ, do tổ hợp tác tự quy định.
2. Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý, điều hành tổ hợp tác theo sự phân công của tổ trưởng tổ hợp tác và phải được các thành viên tán thành.
…………………
Quý khách vui lòng xem nội dung tại file đính kèm