Mẫu bài dạy minh họa môn Hóa học THPT Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Hóa học THPT

Mẫu bài dạy minh họa môn Hóa học THPT Mô đun 3 là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Điều chế kim loại - Hóa học lớp 12, thời lượng 3 tiết.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm môn Toán, Ngữ văn, Địa lý, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Hóa học 12 Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (tiết 1)
HOÁ HỌC 12
Thời lượng: 03 tiết

Giáo viên:...........................................

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lựcYCCĐ(STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Giải quyết vấn đề hoá họcLựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp1
Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể2
Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại3
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực giao tiếp và hợp tácTrao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học tập theo yêu cầu
Giải quyết vấn đề và sáng tạoSử dụng được các kiến thức để ứng dụng trong thực tế và đời sống.
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệmHợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉHoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:mạt sắt, dung dịch đồng sunfat, cốc.

2. Học sinh:Ôn tập tính chất kim loại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian)Mục tiêu (STT YCCĐ)Nội dung dạy học trọng tâmPP/KTDH chủ đạoPhương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

nguyên tắc điều chế kim loại

DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm.

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

các phương pháp điều chế kim loại

DH trải nghiệm. DH theo nhóm

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(2)

Giáo viên cho hs làm bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe

B. Al, Fe, Cu, Mg

C. Al2O3 , Cu, Mg, Fe

D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Câu 2: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm:

A. Al2O3, FeO, CuO, Mg

B. Al2O3, Fe, Cu, MgO

C. Al, Fe, Cu, Mg

D. Al2, Fe, Cu, MgO.

Câu 3: Khi cho CO (dư) qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kỹ. Sau phản ứng (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn) còn lại chất rắn Z. Z là:

A. MgO, Fe3O4

B. Mg, Fe, Cu

C. MgO, Fe, Cu

D. Mg, Al, Fe, Cu

Câu 4: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu+2/Cu, Fe+3/Fe+2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Fe+2 oxi hóa được Cu thành Cu+2.

B. Cu+2oxi hoá được Fe+2 thành Fe+3.

C. Fe+3 oxi hóa được Cu thành Cu+2.

D. Cu khử được Fe+3 thành Fe.

Câu 5: Cho Ag kim loại vào dung dịch CuSO4, Ag không tan. Lời giải thích đúng là:

A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hoá được Cu+2 thành Cu.

B. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ đã khử Cu thành Cu2+.

C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử được Cu2+ thành Cu.

D. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+ nên không oxi hoá được Ag thành Ag+.

Câu 6: Cho một lá sắt vào dung dịch chứa một trong những muối sau: (1) ZnCl2, (2) CuSO4, (3) Pb(NO3)2, (4) NaNO3, (5) MgCl2, (6) AgNO3. Các trường hợp xảy ra phản ứng:

A. (1), (2), (4), (6)

B. (2), (3), (6)

C. (1), (3), (4), (6)

D. (2), (5), (6)

Câu 7: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+trong dung dịch là:

A. Mg, Cu, Cu2+.

B. Mg, Fe2+, Ag.

C. Mg, Fe, Cu.

D. Fe, Cu, Ag+.

Câu 8: Cho các phương trình ion rút gọn của các phản ứng giữa các dung dịch muối, giữa các kim loại với các dung dịch muối:

a) Cu + 2Ag+→ Cu2+ + 2Ag

b) Fe + Zn2+→ Fe2+ + Zn

c) Al + 3Na+→ Al3+ + 3Na

d) Fe + 2Fe3+→ 3Fe2+

e) Fe2+ + Ag+→ Fe3+ + Ag

f) Mg + Al3+→ Mg2+ + Al

Những phương trình viết đúng là:

A. a, f. B. a, b, c, f C. a, d, e, f D. a, d, e

Câu 9:Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch Fe(NO3)3.

C. Dung dịch HNO3.

D. Dung dịch HCl.

Câu 10: Từ hai phản ứng sau:

Cu + 2FeCl3→ CuCl2 + 2FeCl2

và Fe + CuCl2→ FeCl2 + Cu.

Phát biểu đúng là:

A. tính oxi hoá của Fe3+> Cu2+> Fe2+.

B. tính khử của Cu > Fe > Fe2+.

C. tính khử của Fe > Fe2+> Cu.

D. tính oxi hoá của Fe3+> Fe2+> Cu2+.

Câu 11: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là:

A. 56, gam

B. 6,72 gam

C. 16,0 gam

D. 11,2 gam

Câu 12: Khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 bằng khí CO dư (to cao) thu được 28,8 gam kim loại. Khí thoát ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được m gam kết tủa. Giá trị m là:

A. 35 gam

B. 70 gam

C. 17,5 gam

D. 52,5 gam

DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

Phương pháp: KT viết, đánh giá qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(1)

(2)

Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng

Câu 1. Một hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Al2O3 có khối lượng là 42,4 gam. Khi cho X tác dụng với CO dư, nung nóng người ta thu được 41,6 gam hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí gồm CO, CO2, khi cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa.

Câu 2. Cho một hỗn hợp gồm 0,56 gam Fe và 0,64 gam Cu vào 100ml dung dịch AgNO3 0,45M. Khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X . Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Fe(NO3)2 trong X là:

Câu 3: Cho hs tìm các hình ảnh có liên quan đến việc điều chế kim loại. Các công ty sản xuất kim loại lớn ở Việt Nam mà em biết

Phương pháp: KT VIẾT

Công cụ: Bài tập, Bảng kiểm

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Câu hỏi (tự cho các câu hỏi liên quan)

2. Bài tập (tự cho các bài tập liên quan)

3. Thang đo

Biểu hiệnĐánh giá (thang điểm 10)
- Tìm được 01 hình ảnh liên quan2 điểm
- Tìm được từ 02 hình ảnh liên quan5 điểm
- Tìm được 01 công ty có liên quan3 điểm
- Tìm được từ 02 công ty có liên quan3 điểm
- Giải thích được quy trình điều chế kim loại của từng nhà máy2 điểm
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.355
  • Lượt xem: 4.881
  • Dung lượng: 142,1 KB
Sắp xếp theo