Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 13: Văn Miếu - Quốc Tử Giám Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 13: Văn Miếu - Quốc Tử Giám giúp các em học sinh lớp 4 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 59, 60, 61, 62.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 13 Chủ đề 3: Đồng bằng Bắc Bộ. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 13 trang 62

Câu 1

Lập và hoàn thiện bảng (theo gợi ý dưới đây) về các công trình tiêu biểu của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tên công trình

Chức Năng

Văn Miếu

Quốc Tử Giám

Bia Tiến sĩ

Trả lời:

Tên công trình

Chức Năng

Văn Miếu

Nơi thờ Khổng Tử và các học trò của ông

Quốc Tử Giám

Nơi học tập của các hoàng tử, con quý tộc, người học giỏi,..

Bia Tiến sĩ

Ghi danh nhân tài

Câu 2

Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trả lời:

Một số việc nên làm và không nên làm để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

  • Nên làm: Tu dưỡng, sửa chữa bảo tồn khu di tích, tuyên truyền, quảng bá khu di tích
  • Không nên làm: Vứt rác bừa bãi, phá hoại di sản,...

Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 13 trang 62

Câu 1

Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch hãy giới thiệu với bạn về khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám.

Trả lời:

Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

Câu 2

Hãy chia sẻ cảm nghĩ của em về truyền thống hiếu học của dân tộc sau khi tìm hiểu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trả lời:

Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội.

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ
75
  • Lượt tải: 148
  • Lượt xem: 17.786
  • Dung lượng: 128,1 KB
Sắp xếp theo