KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 1 và 2 Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 29

Giải Bài tập Chủ đề 1 và 2 KHTN 6 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 5 bài tập trong sách giáo khoa trang 29.

Bài tập chủ đề 1, 2 KHTN 6 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là câu trả lời 5 Bài tập chủ đề 1, 2 KHTN 6 Cánh diều mời các bạn theo dõi nhé.

Giải KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 1 và 2

Giải Bài tập Chủ đề 1 và 2 trang 29

Câu 1

Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.

a) Thế nào là khoa học tự nhiên?

b) Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?

c) Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành?

Trả lời:

a. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên. Các nhà khoa học tìm hiểu khám phá những điều còn chưa biết về thế giới tự nhiên nhằm phục vụ cuộc sống của con người.

b. Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống con người. KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên. Đồng thời, ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

c. Việc học tập trong phòng thực hành sẽ giúp các em khám phá những điều lí thú của thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, trong phòng thực hành khoa học tự nhiên nếu không cẩn thận, các em dễ gặp phải nhiều tình huống nguy hiểm, nhất là khi sử dụng các hóa chất. Nhiều dụng cụ thí nghiệm làm bằng thủy tinh dễ vỡ có thể làm các em bị thương. Vì vậy các em cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy định an toàn trong phòng thực hành.

Câu 2

Trước khi chạm vào một vật nóng có cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy không? Vì sao?

Trả lời:

Ta cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy trước khi chạm và một vật nóng. Để tránh xảy ra phỏng hay những tai nạn tương tự.

Câu 3

Các sản phẩm sau đây thường được bán theo đơn vị nào?

Vải may quần áo; nước khoáng; xăng dầu; sữa tươi; gạo.

Trả lời:

  • Vải may quần áo: mét
  • Nước khoáng: chai
  • Xăng dầu: lít
  • Sữa tươi: hộp
  • Gạo: kilogam

Câu 4

Ước lượng thời gian cần thiết để em đọc hết trích đoạn bài thơ dưới đây:

“Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.”

(Trích bài thơ Hành trình của bầy ong của NGUYỄN ĐỨC MẬU)

Trả lời:

Tùy vào mỗi bạn đọc nhanh hay chậm mà có thời gian đọc khác nhau,

Ví dụ:

Ước lượng thời gian cần thiết để em đọc hết trích đoạn bài thơ trên là 40 giây

Có bạn khác có thể đọc nhanh hơn chỉ mất 20 giây để đọc hết đoạn trích trên

Câu 5

Chiều dài của phần thuỷ ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0°C và 22 cm ở 100°C (hình 4.5).

a) Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thuỷ ngân là 8 cm; 20 cm?

b) Chiều dài của phần thuỷ ngân sẽ là bao nhiêu nếu nhiệt độ là 50 °C.

Trả lời:

Theo đề bài ta có: mức 00C thủy ngân dài 2cm, mức 1000C thủy ngân dài 22cm.

Như vậy, từ độ dài thủy ngân 2cm đến 22cm ta chia được 10 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng dài 2cm tương ứng với 100C

a) 100 độ ứng với: 22 - 2 = 20 cm => 1 cm ứng với 5 độ C nên

8 cm ứng với: (8 - 2) x 5 = 30 độ

20 cm ứng với: (20 - 2) x 5 = 90 độ

b) 50 độ ứng với: 20 : 2 + 2 = 12 cm

Chia sẻ bởi: 👨 Songotenks
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 887
  • Lượt xem: 14.955
  • Dung lượng: 144,6 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo