KHTN Lớp 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 166

Giải KHTN 6 Bài 34 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thuộc chủ đề 10 Năng lượng.

Soạn KHTN 6 Cánh diều Bài 34 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 34 Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng mời các bạn theo dõi nhé.

Trả lời câu hỏi KHTN 6 Bài 34

Phần mở đầu

Em đã bao giờ nhìn thấy Mặt Trăng hôm thì "tròn như quả bóng", hôm lại khuyết "giống con thuyền trôi" chưa?

Những nội dung tiếp sau đây sẽ giúp các em hiểu được vì sao lại có thể nhìn thấy hình dạng Mặt Trăng như thế.

Có những đêm, Mặt Trăng sáng rõ trên bầu trời. Đôi khi, chúng ta cũng nhìn thấy Mặt Trăng trên bầu trời vào ban ngày.

Cũng như Trái Đất, Mặt Trăng không phát sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời (hình 34.2).

Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời đến Trái Đất. Do đó, ban đêm, ta thấy Mặt Trăng rõ hơn khi thấy nó ban ngày.

Câu hỏi: Một bạn học sinh nói: "Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng". Bạn ấy nói đúng không? Vì sao?

Trả lời 

Bạn học sinh đó trả lời chưa đúng, vì ban ngày vẫn có Mặt Trăng.

+ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phản chiếu xuống Trái Đất.

+ Do ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất.

I. Mặt trăng có hình dạng nhìn thấy như thế nào

❓ Có mấy tuần giữa ngày trăng tròn này và ngày trăng tròn tiếp theo?

Trả lời:

Từ ngày không trăng đến ngày trăng tròn là khoảng 2 tuần. Sau hai tuần tiếp theo lại đến ngày không trăng. Như vậy ngày không trăng qua ngày trăng tròn, ngày không trắng tiếp theo hết khoảng một tháng.

II. Giải thích các hình dạng nhìn thấy của mặt trăng

❓Hãy vẽ sơ đồ các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi chúng ta nhìn thấy một nửa Mặt Trăng

Trả lời:

❓Trò chơi thể hiện sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng.

Một người đứng yên tượng trưng cho Mặt Trời. Người kia cảm một quả bóng tròn nửa đen, nửa trắng tượng trưng cho Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng như hình 34.5 và đi xung quanh người đứng yên.

Trong quá trình thể hiện Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, phải giữ phần trắng của quả bóng luôn hướng về đâu?

Trả lời

Trong quá trình thể hiện Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, phải giữ phần trắng của quả bóng luôn hướng về người đứng yên.

Lý thuyết Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

*Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Chúng ta thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

- Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.

- Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

- Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.

- Khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày và người ta gọi là Tuần Trăng.

- Hình ảnh Mặt Trăng ta quan sát được trong các Tuần Trăng là giống nhau.

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Vân
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 69
  • Lượt xem: 3.057
  • Dung lượng: 142,1 KB
Sắp xếp theo