-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN Lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 137
Giải KHTN Lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần mở đầu, hình thành kiến thức và phần luyện tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Lực và tác dụng của lực giúp các em biết cách tìm hiểu về lực, cách đo lực và biểu diễn lực. Giải Khoa học tự nhiên 6 bài 26 sách Cánh diều được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải KHTN 6 bài 26: Lực và tác dụng của lực
Lý thuyết Lực và tác dụng của lực
I. Tìm hiểu về lực
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, chúng ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.
- Chúng ta không nhìn thấy lực nhưng có thể nhìn thấy và cảm nhận được kết quả tác dụng của lực:
- Lực làm vật đang đứng yên thì chuyển động
- Lực làm vật đang chuyển động thì dừng lại
- Lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật
- Lực làm vật biến dạng
=> Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
II. Đo lực
- Độ mạnh, yếu của lực được gọi là độ lớn của lực.
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
- Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu là N.
- Khi đo lực bằng lực kế, cần:
- Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.
- Điều chỉnh cho cái chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0
- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế dọc theo phương của lực cần đo.
- Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu ở cái chỉ thị.
I. Tìm hiểu về lực
❓ Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế
Trả lời
Một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế: Đá bóng, đánh cầu lông, kéo xe, đẩy xe lên dốc, kéo co,…
❓ Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật:
- Làm thay đổi tốc độ của vật
- Làm thay đổi hướng di chuyển của vật
- Làm vật biến dạng
- Làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng
Trả lời
Ví dụ về lực tác dụng lên vật:
- Làm thay đổi tốc độ của vật: chiếc xe đang chạy, tăng ga xe sẽ chạy nhanh hơn
- Làm thay đổi hướng di chuyển của vật: vợt đỡ quả bóng tennis làm thay đổi hướng di chuyển của quả bóng
- Làm vật biến dạng: Tay nên hai đầu của lò xo làm lò xo biến dạng, ném quả bóng cao su vào tường làm quả bóng biến dạng…
- Làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng: dùng vợt đánh quả bóng tennis khi đó sẽ làm biến dạng và biến đổi chuyển động
II. Đo lực
❓ Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?
Trả lời
Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo là 5 N và độ chia nhỏ nhất là 0,1 N
❓ Quan sát hình 26.6, thảo luận về cấu tạo của lực kế lò xo
Trả lời
Cấu tạo của lực kế lò xo: Lực kế lò xo có một đầu gắn vào thân lực kế, đầu kia gắn với cái chỉ thị. Đầu còn lại của cái chỉ thị có móc treo. Trên thân lực kế có vạch chia độ.
❓ Em hãy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đo được lực kéo một vật theo phương thức nằm ngang bằng lực kế lò xo.
Kế hoạch đo thực hiện một vật theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo:
- Bước 1: Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp
- Bước 2: Điều chỉnh cho cái chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0
- Bước 3: Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế dọc theo phương nằm ngang
- Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu ở cái chỉ thị.
III. Biểu diễn lực
❓ Hãy biểu diễn các lực sau trên hình vẽ:
a. Một người đẩy cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N
b. Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500 N
Trả lời
a. Biểu diễn lực: Một người đẩy cái hộp cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N
b. Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500 N

Chọn file cần tải:
- KHTN Lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực 35,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
KHTN Lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ
KHTN Lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
KHTN Lớp 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp
KHTN Lớp 6 Bài 9: Một số lương thực - thực phẩm thông dụng
KHTN Lớp 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch
KHTN Lớp 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng
KHTN Lớp 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian
Học tập tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (5 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (10 mẫu + Sơ đồ tư duy)
50.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả quang cảnh trường em lúc tan học
50.000+ 1 -
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định (2 Dàn ý + 7 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích giá trị nhân đạo trong Chiếc thuyền ngoài xa
100.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh mùa thu trên quê em
100.000+ 1 -
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Quốc Toản (Dàn ý + 6 mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sống có ích (Dàn ý + 12 Mẫu)
100.000+ -
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ - Trích chương XVIII, tác phẩm Tắt đèn
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa
100.000+ 1
Mới nhất trong tuần
Phần 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên và các phép đo
Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất
Phần 3: Vật sống
- Chủ đề 7: Tế bào
- Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống
- Bài 14: Phân loại thế giới sống
- Bài 15: Khóa lưỡng phân
- Bài 16: Virus và vi khuẩn
- Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
- Bài 18: Đa dạng nấm
- Bài 19: Đa dạng thực vật
- Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
- Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật
- Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
- Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống
- Bài 24: Đa dạng sinh học
- Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên thiên
- Bài tập Chủ đề 8
Phần 4: Năng lượng và sự biến đổi
Phần 5: Trái đất và Bầu trời
- Không tìm thấy