Khoa học lớp 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước Giải Khoa học lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học lớp 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12, 13.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 2 Chủ đề 1: Chất. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Luyện tập

Luyện tập trang 10

Đề xuất và thực hiện thí nghiệm về sự chuyển thể trên của nước.

Vẽ lại sơ đồ các sự chuyển thể ở các hình 3a, 3b và 4a, 4b theo gợi ý.

Hình 3a, 3b và 4a, 4b

Trả lời:

Cho nước từ thể lỏng bỏ vào ngăn đá để chuyển sang thể rắn.

Sơ đồ:

  • Nước (thể lỏng) -> Đông đặc -> Nước đá (thể rắn)
  • Nước (thể lỏng) <- Nóng chảy <- Nước đá (thể rắn)

Luyện tập trang 11

Trò chơi: "Ghép chữ vào hình"

Ghép hình

Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.

Trả lời:

Thể rắn -> Nóng chảy -> Thể lỏng -> Bay hơi -> Thể khí

Thể rắn <- Đông đặc <- Thể lỏng <- Ngưng tụ <- Thể khí

Luyện tập trang 12

Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và chia sẻ với bạn.

Trả lời:

Nước ở mặt biển, sông, hồ, ... bay hơi lên cao -> Gặp hơi lạnh ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ và tạo thành mây -> Gió thổi mây hợp thành các hạt nước lớn hơn, nặng hơn và rơi xuống thành mưa -> Nước mưa rơi xuống cung cấp nước cho mặt đất, biển, sông, hồ, ...

Giải Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Vận dụng

Vận dụng trang 11

Hãy kể một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày ở gia đình em.

Trả lời:

  • Phơi khô quần áo ướt.
  • Làm đá lạnh.
  • Xông hơi.
  • Làm nước cất.

Vận dụng trang 13

Em tập làm khoa học: "Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước"

Chuẩn bị: Một bát to; một cốc nhỏ, thấp, khô ráo; tấm kính trong nước nóng; một số viên nước đá.

Thực hiện:

  • Rót nước nóng vào khoảng 2/3 bát (hình 8a). Đặt cốc vào giữa bát.

Đậy bát bằng tấm kính trong (hình 8b).

  • Đặt nhẹ một số viên nước đá lên tấm kính (hình 8c). Sau khoảng 3 phút, quan sát tấm kính và cốc (hình 8d và hình 8e).

Thảo luận:

  • Em thấy gì trên mặt kính và bên trong cốc?
  • Vì sao có các giọt nước nhỏ phía dưới tấm kính và có một ít nước trong cốc?
  • So sánh các hiện tượng trong thí nghiệm trên với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước

Trả lời:

  • Em thấy nước bốc hơi và tạo thành các giọt nước li ti trên mặt kính và nước giọt xuống phía trong cốc.
  • Do nước nóng nên bốc hơi bay lên nhưng gặp lạnh nên ngưng tụ lại đọc trên mặt kính và hợp lại nặng tạo thành giọt nước rơi xuống trong cốc.
  • Hiện tượng trong thí nghiệm trên giống với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Vân
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 66
  • Lượt xem: 7.104
  • Dung lượng: 188,8 KB
Sắp xếp theo