-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Khoa học lớp 4 Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém Giải Khoa học lớp 4 sách Cánh diều
Giải Khoa học lớp 4 Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém giúp các em học sinh lớp 4 hiểu rõ hơn vai trò của nước, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong Khoa học 4 Cánh diều trang 48, 49.
Với lời giải Khoa học 4 Bài 12 các em sẽ tìm hiểu được các vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém, nêu công dụng của chúng. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Bài 12 Chủ đề 2: Năng lượng. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho bài học này:
Giải Khoa học 4 Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém
Trả lời câu hỏi Thực hành, thí nghiệm Khoa học 4 Cánh diều Bài 12
Tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém.
Chuẩn bị: Một cốc nước nóng; một thanh kim loại (nhôm hoặc đồng, sắt) và một thanh nhựa (hoặc gỗ) có kích thước như nhau.
Tiến hành:
- Cho đồng thời hai thanh trên vào cốc nước nóng.
- Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh và cho biết thanh nào nóng hơn.
- Cho biết thanh nào dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nào dẫn nhiệt kém hơn.
Lưu ý: Khi làm thí nghiệm, cần cẩn thận để tránh bị bỏng.
Trả lời:
- Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh ta thấy thanh kim loại sẽ nóng hơn thanh nhựa.
- Thanh kim loại dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nhựa dẫn nhiệt kém hơn.
Trả lời câu hỏi và thảo luận Khoa học 4 Cánh diều Bài 12
Câu 1: Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn.
Trả lời:
Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn: đổ nước nóng vào 2 cốc rồi dùng tay chạm vào thành cốc, tay ở thành cốc nào nóng ít hơn thì chiếc cốc đó dẫn nhiệt kém hơn.
Câu 2:
1. Chỉ và nói tên bộ phận của bàn là, nồi (hình 3) dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém.
2. Vì sao khi trời rét, mặc áo bông hoặc áo lông lại ấm?
3. Vì sao trời rét chim lại xù lông?
4. Vì sao ở những vùng lạnh, một số động vật như hươu, nai thường có bộ lông dày hơn vào mùa đông?
Trả lời:
1. Bàn là:
- Bộ phận dẫn nhiệt tốt: Bề mặt của bàn là làm bằng kim loại.
- Bộ phận dẫn nhiệt kém: Tay cầm bằng nhựa hoặc cao su.
Nồi:
- Bộ phận dẫn nhiệt tốt: Đáy nồi và thành nồi
- Bộ phận dẫn nhiệt kém: Hai quai cầm bằng cao su.
2. Khi trời rét, mặc áo bông hoặc áo lông lại ấm là vì bông hoặc lông dẫn nhiệt kém nên không khí lạnh từ bên ngoài khó đi vào cơ thể hơn và nhiệt độ trong có thể khó thoát ra ngoài hơn.
3. Trời rét chim lại xù lông là vì khi đó giữa các sợi lông sẽ có không khí truyền vào, mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nên hạn chế được sự truyền nhiệt của cơ thể chim ra bên ngoài và giúp chim giữ ấm lâu hơn.
4. Ở những vùng lạnh, một số động vật như hươu, nai thường có bộ lông dày hơn vào mùa đông là vì: để giữ ấm cơ thể được tốt hơn và lâu hơn.
Giải Luyện tập, vận dụng Khoa học 4 Cánh diều Bài 12
Tìm hiểu một số vật (hoặc các bộ phận của vật) dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém ở nhà em và nêu công dụng của chúng. Trình bày kết quả theo gợi ý.
Vật (hoặc bộ phận) | Dẫn nhiệt tốt | Dẫn nhiệt kém | Công dụng |
? | ? | ? | ? |
Trả lời:
Hoàn thành bảng.
Vật (hoặc bộ phận) | Dẫn nhiệt tốt | Dẫn nhiệt kém | Công dụng |
Lõi nồi cơm điện làm bằng kim loại | X | Đựng gạo và làm chín thành cơm. | |
Vỏ nồi cơm điện làm bằng nhựa | X | Cách nhiệt với môi trường bên ngoài và bên trong nồi cơm. | |
Tất tay bằng vải dùng trong bếp | X | Nhắc nồi đựng thức ăn khi nồi còn đang nóng |

Chọn file cần tải:
-
Khoa học lớp 4 Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém 1,1 MB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Khoa học lớp 4 Bài 11: Sự truyền nhiệt
-
Khoa học lớp 4 Bài 15: Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn
-
Khoa học lớp 4 Bài 14: Nhu cầu sống của động vật và chăm sóc vật nuôi
-
Khoa học lớp 4 Bài 13: Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng
-
Khoa học lớp 4 Ôn tập chủ đề Năng lượng
-
Khoa học lớp 4 Bài 10: Âm thanh trong cuộc sống
-
Khoa học lớp 4 Bài 9: Sự lan truyền âm thanh
Chủ đề liên quan
Lớp 4 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 12 -
Những bài văn nghị luận xã hội ôn thi THPT Quốc gia hay nhất
1M+ 2 -
Tập làm văn lớp 5: Tả quang cảnh buổi lễ chào cờ
100.000+ 6 -
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
10.000+ -
Đoạn văn nghị luận về sự tự tin (Dàn ý + 21 mẫu)
100.000+ -
Hướng dẫn đánh giá bài dạy theo Công văn 5512
10.000+ -
Phân tích Những ngày mới của Thạch Lam
1.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ô nhiễm môi trường biển (2 Dàn ý + 9 mẫu)
50.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả cái tủ lạnh nhà em
10.000+ -
Tác phẩm Người lái đò sông Đà - In trong tập Sông Đà (1960), Nguyễn Tuân
100.000+
Mới nhất trong tuần
-
Khoa học 4 - Kết nối tri thức
-
Chủ đề 1: Chất
- Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống
- Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước
- Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí
- Bài 5: Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành
- Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
- Bài 7: Ôn tập chủ đề Chất
- Chủ đề 2: Năng lượng
- Chủ đề 3: Thực vật và động vật
- Chủ đề 4: Nấm
- Chủ đề 5: Con người và sức khỏe
- Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường
-
Chủ đề 1: Chất
-
Khoa học 4 - Chân trời sáng tạo
-
Khoa học 4 - Cánh Diều
- Không tìm thấy