Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học lớp 4 (Cả năm) Ôn tập môn Khoa học 4
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học lớp 4 mang tới các câu hỏi ôn tập cả năm học, giúp các em học sinh lớp 4 hệ thống lại kiến thức, luyện trả lời các dạng câu hỏi thật thành thạo, để ôn thi đạt kết quả cao.
Với các câu hỏi Khoa học 4 theo từng bài, các em dễ dàng luyện tập các bài tập trắc nghiệm, điền từ còn thiếu, ôn tập lại toàn bộ những kiến thức Khoa học 4 đã được học. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học lớp 4
BÀI 1 – CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
Câu 1. Điền các từ: nhịn ăn, nhịn uống nước, ô xi vào chỗ chấm sao cho phù hợp
Con người không thể sống thiếu .......... quá 3 – 4 phút, không thể .................... 3 – 4 ngày, cũng không thể .................. 28 – 30 ngày
Câu 2. Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
a. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp
b. Thức ăn
c. Nước uống
d. Tất cả các ý trên
Câu 3. Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
...........................................................................
BÀI 2 – 3 – TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
Câu 1. Điền các từ: trao đổi chất; thức ăn, nước, không khí; chất thừa, cặn bã vào chỗ chấm sao cho phù hợp
Trong quá trình sống, con người lấy ............, ............, ................... từ môi trường và thải ra môi trường những ..........., ........... Qúa trình đó được gọi là quá trình ......................
Câu 2. Trình bày mối liên hệ giữa các cơ quan: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất
.................................................................................
Câu 3. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động?
a. Cơ thể mệt mỏi
b. Cơ thể bình thường
c. Cơ thể sẽ chết
d. Cơ thể khoẻ mạnh
BÀI 4 – CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
Câu 1. Trong một số thức ăn dưới đây, thức ăn nào không chứa chất bột đường?
a. Khoai lang
b. Gạo
c. Ngô
d. Tôm
Câu 2. Nêu vai trò của chất bột đường.
..........................................................................
Câu 3. Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm?
a. 1 nhóm
b. 2 nhóm
c. 3 nhóm
d. 4 nhóm
BÀI 5 – VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
Câu 1. Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm mà em biết.
.............................................................................
Câu 2. Điền các từ : huỷ hoại, cơ thể, tế bào vào chỗ chấm sao cho phù hợp
Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể : tạo ra những ........... mới làm cho .............. lớn lên, thay thế những tế bào già bị ............... trong hoạt động sống của con người
Câu 3. Vai trò của chất béo:
a. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K
b. Giúp cơ thể phòng chống bệnh
c. Xây dựng và đổi mới cơ thể
d. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống
BÀI 6 – VAI TRÒ CỦA VI – TA – MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
Câu 1. Kể tên một số vi-ta-min và chất khoáng có trong thức ăn mà em biết.
..................................................................
Câu 2. Vai trò của vi-ta-min:
a. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K
b. Giúp cơ thể phòng chống bệnh
c. Xây dựng và đổi mới cơ thể
d. Không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng nhưng rất cần cho hoạt sống của cơ thể
Câu 3. Vai trò của chất xơ:
a. Giúp cơ thể phòng chống bệnh
b. Xây dựng và đổi mới cơ thể
c. Không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng nhưng rất cần cho hoạt sống của cơ thể
d. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá
BÀI 7 – TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
Câu 1. Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
........................................................................................................................................................
Câu 2. Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng?
a. Ăn vừa phải
b. Ăn theo khả năng
c. Ăn dưới 300g muối
d. Ăn trên 300 g muối
Câu 3. Để có sức khỏe tốt, chúng ta phải có chế độ ăn như thế nào cho hợp lí?
a. Ăn thật nhiều thịt
b. Ăn thật nhiều cá
c. Ăn thật nhiều rau
d. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn
BÀI 8 – TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
Câu 1. Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
a. Vì chất đạm do cá cung cấp bổ dưỡng hơn
b. Vì chất đạm do cá cung cấp dễ tiêu hơn chất đạm do thịt gia cầm và gia súc cung cấp
c. Vì cá có chứa chất phòng chống xơ vữa động mạch
d. Tất cả các ý trên
Câu 3. Vì sao nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 9 – SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
Câu 1. Tại sao chúng ta không nên ăn mặn?
a. Để phòng tránh bệnh tiểu đường
b. Để phòng tránh bệnh huyết áp cao
c. Để phòng tránh bệnh huyết áp thấp
d. Để phòng tránh bệnh tim mạch
Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
a. Nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo động vật để phòng tránh bệnh như huyết áp, tim mạch
b. Nên dùng muối i-ốt để cơ thể phát triển cả về thể chất và trí tuệ đồng thời phòng tránh bứu cổ
c. Nên ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để cung cấp đầy đủ các loại chất béo cho cơ thể
d. Nên ăn thức ăn chất béo có nguồn gốc thực vật vì trong chất béo này có chứa chất chống lại bệnh xơ vữa thành mạch máu
Câu 3. Vì sao chúng ta cần sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 10 – ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
Câu 1. Vì sao cần ăn rau và và quả chín hằng ngày?
a. Để đủ các loại vi-ta-min
b. Để đủ chất khoáng
c. Chống táo bón
d. Tất cả các ý trên
Câu 2. Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng ta cần phải làm gì?
a. Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ
b. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn
c. Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách
d. Tất cả các ý trên
Câu 3. Theo em, thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 11 – MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
Câu 1. Trong các cách dưới đây, cách nào giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ô thiu?
a. Làm khô
b. Ướp lạnh
c. Ướp mặn, đóng hộp
d. Tất cả các ý trên
Câu 2. Gia đình em thường bảo quản thức ăn bằng cách nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Theo em, làm thế nào để bảo quản cá không bị ương?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 12 – PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
Câu 1. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, chúng ta phải làm gì?
a. Chỉnh thức ăn cho hợp lí
b. Đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị
c. Cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ
d. Tất cả các ý trên
Câu 2. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
a. Thiếu vi-ta-min A 1. cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ
b. Thiếu i-ốt 2. bị còi xương
c. Thiếu vi-ta-min
d. mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù lòa
Câu 3. Điền các từ : bệnh tật, bình thường, dinh dưỡng, năng lượng, cơ thể vào chỗ chấm sao cho phù hợp.
…………… con người cần được cung cấp đầy đủ chất ………………… và ……………… để đảm bảo phát triển …………………………… và phòng chống ………………………
....
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học