Hóa học 9 bài 44: Rượu Etylic Giải Hoá học lớp 9 trang 139

Giải Hóa học 9 Bài 44 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 5 câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 139 được nhanh chóng thuận tiện hơn.

Soạn Hóa 9 bài 44 Rượu Etylic được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon Polime. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Hóa học 9 bài 44: Rượu Etylic

Lý thuyết Hóa 9 bài 44: Rượu etylic

1. Tính chất vật lí

Rượu etylic (ancol etylic hoặc etanol) C2H5OH là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,30C, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước và hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,...

V là thể tích đo bằng ml hoặc lít.

2. Cấu tạo phân tử

Rượu etylic có công thức cấu tạo

Hay CH3-CH2-OH

3. Tính chất hóa học.

a) Phản ứng cháy

Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.

C2H5OH + 3O3  →2CO2 + 3H2O

b) Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na,...

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2.

c) Tác dụng với axit.

Thí dụ: Tác dụng với axit axetic có H2SO4 đặc tạo ra este và nước

CH3COOH + HO – C2H5 \overset{t^{\circ } , H_{2} SO_{4} đ}{\rightleftharpoons}CH3COOC2H5 + H2O.
axit axetic etylic etylaxetat

4) Ứng dụng.

Rượu etylic được dùng làm nhiên liệu cho động cơ ôtô, cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm. Làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp; dùng pha chế các loại rượu uống,...

5) Điều chế

Tinh bột hoặc đường  lên men tạo thành Rượu etylic.

- Cho etylen cộng hợp với nước có axit làm xúc tác

CH2 = CH2 + H2O → C2H5OH

Chú ý: Những hợp chất hữu cơ, phân tử có nhóm OH, có công thức phân tử chung là CnH2n+1OH gọi là ancol no đơn chức hay ankanol cũng có tính chất tương tự rượi etylic.

Giải SGK Hóa 9 Bài 44 trang 139

Câu 1

Rượu etylic phản ứng được với natri vì:

A. Trong phân tử có nguyên tử oxi

B. Trong phân tử có nguyên tử hidro và nguyên tử oxi

C. Trong phân tử có nguyên tử cacbon, hidro, oxi

D. Trong phân tử có nhóm -OH

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là D. Câu A, B, C chưa chính xác

Câu 2

Trong số các chất sau: CH3-CH3, CH3-CH2OH, C6H6, CH3-O-CH3 chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

Các chất CH3-CH3, C6H6, CH3-O-CH3, không phản ứng với Na vì không có nhóm –OH

CH3-CH2-OH phản ứng được với Na vì có nhóm –OH

Phương trình phản ứng

2CH3-CH2-OH + 2Na → 2CH3-CH2-ONa + H2

Câu 3

Có ba ống nghiệm

Ống 1 đựng rượu etylic

Ống 2 đựng rượu 960

Ống 3 đựng nước.

Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

Ống 1: 2CH3 – CH2 – OH + 2Na → 2CH3 – CH2 – ONa + H2

Ống 2: 2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

2CH3 – CH2 – OH + 2Na → 2CH3 – CH2 – ONa + H2

Ống 3: 2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

Câu 4

Trên nhãn của chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 450, 180, 120

a) Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.

b) Tính số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 450.

c) Có thể pha chế được bao nhiêu lít rượu 250 từ 500 ml rượu nguyên chất?

Gợi ý đáp án

a) Các con số 450, 180, 120 là các con số chỉ độ rượu hay phần thể tích của rượu C2H5OH có trong 100 phần thể tích của hỗn hợp (rượu và nước). Các con số trên có ý nghĩa là:

Trong 100ml hỗn hợp (rượu và nước) có 45ml, 18ml, 12ml C2H5OH.

b) Rượu 450 nghĩa là: 100ml rượu có 45ml C2H5OH.

Vậy 500ml rượu có x? ml C2H5OH.

x\ =\ 500\frac{45}{100}=\ 225\ ml

c) Theo câu b, 500 ml rượu 45 độ có 225 ml rượu C2H5OH.

Rượu 25o nghĩa là :

100ml rượu 25o có 25ml C2H5OH.

Vậy V ml rượu 25o có 225 ml C2H5OH.

V = 225.\dfrac{{100}}{{25}} = 900\,ml = 0,9\,lit

Câu 5

Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic.

a) Tính thể tích khí CO2 tạo ra (đktc).

b) Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí.

Gợi ý đáp án

a) Số mol C2H5OH = 9,2 : 46 = 0,2 (mol).

Phương trình phản ứng cháy:

C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O.
0,2 0,6 0,4 mol

Thể tích khí CO2 tạo ra là: V = 0,4.22,4 = 8,96 (lít).

b) Thể tích khí oxi cần dùng là: V1 = 0,6 . 22,4 = 13,44 (lít).

Vậy thể tích không khí cần dùng là  13,44.\dfrac{100}{20}=67,2 (lit)

Giải SBT Hóa học 9 Bài 44

Bài 44.1 

A, B, C là ba hợp chất hữu cơ có công thức phân tử tương ứng là C2H60, C3H80, C4H10O. Hãy viết công thức cấu tạo của A, B, C biết cả ba chất đều tác dụng được với natri giải phóng hiđro.

Gợi ý đáp án

A, B, C tác dụng được với Na giải phóng hiđro. Vậy A, B, C có nhóm -OH trong phân tử.

Với C2H60 có 1 công thức cấu tạo.

Với C3H80 có 2 công thức cấu tạo.

Với C4H80 có 4 công thức cấu tạo.

Bài 44.2 

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Rượu 45° khi sôi có nhiệt độ không thay đổi.

B. Trong 100 gam rượu 45°, có 45 gam rượu và 55 gam H20.

C. Natri có khả năng đẩy được tất cả các nguyên tử hiđro ra khỏi phân tử rượu etylic.

D. Trong rượu etylic, natri chỉ đẩy được nguyên tử hiđro trong nhóm -OH.

Gợi ý đáp án

Đáp án D.

Bài 44.3 

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Cho natri vào hỗn hợp rượu etylic và benzen.

b) Cho natri vào rượu 45°.

Gợi ý đáp án

Các phương trình hoá học.

a) 2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2

Na + C6H6 → không phản ứng.

b) Na phản ứng với H2O trước:

2Na + 2H20 → 2NaOH + H2

Sau đó Na sẽ phản ứng với rượu:

2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2

Bài 44.4 

Rượu etylic tan nhiều trong nước vì trong phân tử có

A. Hai nguyên tử cacbon.

B. Sáu nguyên tử hiđro.

C. Nhóm -OH.

D. Hai nguyên tử cacbon và sáu nguyên tử hiđro.

Gợi ý đáp án

Đáp án C.

Bài 44.5 

Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O thu được 6,6 gam khí CO2 và 3,6 gam H20.

a) Hãy xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol phân tử của A là 60 gam/mol.

b) Viết công thức cấu tạo có thể có của A, biết phân tử A có nhóm -OH.

c) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa A với Na.

Gợi ý đáp án

a) Gọi công thức của A là CxHyOz.

Đốt cháy 3 gam A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H20.

Vậy mC trong 3 gam A là 6,6/44 x 12 = 1,8g

mH trong 3 gam A là 3,6/18 x 2 = 0,4g

Vậy trong 3 gam A có 3 - 1,8 - 0,4 = 0,8 (gam) oxi.

Ta có quan hệ:

60 gam A → 12x gam C → y gam H → 16z gam O

3 gam A → 1,8 gam C → 0,4 gam H → 0,8 gam O

=> x = 60 x 1,8 /36 = 3; y = 60 x 0,4/3 = 8

z = 60 x 0,8/48 = 1

Công thức của A là C3H80.

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 11
  • Lượt xem: 360
  • Dung lượng: 202,9 KB
Liên kết tải về
Tìm thêm: Hóa học 9
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan