Hoạt động trải nghiệm 7: Ứng xử với các thành viên trong gia đình Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 53 sách Cánh diều

Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 7: Ứng xử với các thành viên trong gia đình sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 53, 54, 55.

Soạn Hoạt động trải nghiệm 7 trang 53, 54, 55 giúp các bạn học sinh biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Hoạt động trải nghiệm 7: Ứng xử với các thành viên trong gia đình, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Cách chăm sóc người thân bị mệt, ốm

Câu 1: Trao đổi về những biểu hiện của người thân khi mệt, ốm.

Gợi ý đáp án

Biểu hiện của người thân khi mệt, ốm:

+ Người nhức mỏi

+ Đau đầu

+ Chóng mặt

+ Đổ mồ hôi

+ Kén ăn…

Câu 2. Thảo luận về cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm:

Gợi ý đáp án

- Hỏi han về tình trạng sức khỏe của người thân

- Nét mặt: quan tâm, lo lắng…

- Cử chỉ: ân cần, quan tâm, săn sóc…

- Hành động:

+ Lấy nước cho người thân uống

+ Dìu người thân vào giường, ghế nằm nghỉ ngơi

+ Cặp nhiệt độ, chườm khăn

+ Uống thuốc và ăn các món bổ dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

2. Rèn luyện kỹ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm

Câu 1: Thảo luận, đóng vai xử lý tình huống:

Tình huống 1: Linh vừa đi học về, thấy mẹ đang ngồi trên ghế nghỉ ngơi. Không thấy mẹ hỏi chuyện học tập ở trường như mọi hôm, Linh cất cặp sách rồi đến ngồi bên cạnh mẹ. Linh thấy người mẹ đang rất nóng, mẹ còn bị chóng mặt, đau đầu nữa.

Tình huống 2: Hải có em trai rất hiếu động. Do mải chơi giữa trời nắng, em bị mệt, mặt em đỏ gay, mồ hôi ướt hết quần áo.

Gợi ý đáp án

- Tình huống 1:

+ Hỏi mẹ trong người có mệt không, cảm thấy thế nào

+ Lấy nước cho mẹ uống sau đó đỡ mẹ lên giường nghỉ ngơi

+ Cặp nhiệt độ cho mẹ

+ Lấy khăn ấm chườm lên trán, lau người và tay chân cho mẹ

+ Nấu cháo cho mẹ ăn rồi đi mua thuốc cho mẹ uống

- Tình huống 2:

+ Gọi em lại ngồi nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi

+ Lấy khăn lau mồ hôi cho em, rót nước cho em uống

+ Sau khi ngồi nghỉ ngơi một lúc mới để em đi tắm bằng nước ấm.

Câu 2. Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.

Gợi ý đáp án

- Những điều em học được sau khi xử lí tình huống:

+ Để ý, quan tâm, lưu ý đến tình trạng và biểu hiện sức khỏe của người thân

+ Học các biện pháp và biết cách xử lý phù hợp để chăm sóc người thân khi họ bị mệt, ốm

Câu 3. Thực hiện việc chăm sóc người thân bị mệt, ốm.

Gợi ý đáp án

HS tự thực hiện.

3. Lắng nghe tích cực trong gia đình

Câu 1: Dự đoán về cách ứng xử của Ngọc với bố trong tình huống sau:

Gợi ý đáp án

- Dự đoán về cách ứng xử:

Dự đoán 1: Ngọc từ chối dọn phòng và tiếp tục xem ti vi

Dự đoán 2: Ngọc nghe lời bố đi dọn phòng

Câu 2. Theo dõi cách ứng xử của Ngọc dưới đây và nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực.

Gợi ý đáp án

Những biểu hiện của lắng nghe tích cực:

+ Nhìn bố khi nói chuyện

+ Lắng nghe góp ý của bố và ngay lập tức thực hiện lời nhắc nhở, khuyên nhủ của bố: vào phòng dọn dẹp

+ Cảm ơn bố sau khi dọn phòng xong và thấy được những điều tích cực từ lời góp ý của bố.

Câu 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe.

Gợi ý đáp án

Cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe: vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc, tích cực hơn trong công việc học tập và cuộc sống.

Câu 4

Thảo luận: Làm thế nào để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình?

Gợi ý đáp án

Cách để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình:

+ Nhìn vào mặt người thân trong gia đình, không né tránh hay đảo mắt vào chỗ khác

+ Tập trung lắng nghe

+ Có phản hồi, trả lời rõ ràng

+ Tiếp nhận góp ý tích cực, thể hiện quan điểm của bản thân

+ Kiểm soát cảm xúc.

4. Thể hiện sự lắng nghe tích cực trong gia đình

Câu 1: Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.

Gợi ý đáp án

- Tình huống 1:

+ Tìm hiểu, hỏi lý do bạn Hùng giận em vì điều gì

+ Đưa ra cho em các cách giải quyết vấn đề phù hợp

- Tình huống 2:

+ Nghe lời bà không chơi điện tử nữa

+ Đi học tập, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa…thay vì ngồi chơi điện tử

+ Cảm ơn bà vì đã khuyên bảo, dạy dỗ mình.

Câu 2. Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai.

Gợi ý đáp án

Những điều em học được qua các nhân vật:

+ Học được cách lắng nghe tích cực

+ Đưa ra các góp ý, lời nói đúng mực với người thân trong gia đình

+ Không ngừng hoàn thiện, rèn luyện, phát triển bản thân

+ Học cách cảm ơn thay vì than vãn, cáu gắt sau khi nghe nhắc nhở từ người khác.

Câu 3. Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em.

Gợi ý đáp án

HS tự thực hiện.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 04
  • Lượt xem: 416
  • Dung lượng: 120,5 KB
Sắp xếp theo